Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt 5)

Bài viết của ôn Nguyễn Thanh Xuân ( gởi ngày 14/12/2011)
                                                                   Nguyễn Thanh Xuân (Nguyễn Như Xuân) 
487 / 2 Đường Cổ nhuế Từ liêm Hà nội
Gmail :  nhuxuan29@gmail.com

 Trao đổi
Vĩnh hưng, Hưng nhơn, Kẻ vịnh
     Trước năm 1954 tôi đã 25 tuổi, nhưng chưa hề nghe ai nói làng ta là Cái vịnh, chỉ nghe gọi là Kẻ vịnh. Tôi tự hỏi tại sao làng ta là Vĩnh Hưng đã chính thức đổi thành Hưng Nhơn lại có thêm Kẻ Vịnh. Kẻ Vịnh xuất hiện vào thời kỳ nào chưa ai xác định, khi lớn lên tôi thấy viết ở nhà thờ họ Đạo là Giáo xứ Kẻ Vịnh. Trong văn tự đều ghi : Hưng nhơn ngày…chứ không dùng trên giấy tờ là  Kẻ Vịnh ngày…, nếu ai hỏi ông (bà…) thì cũng trả lờì là làng Hưng dơn (nhơn), chơ không khi mô nói tui là làng Kẻ Vịnh.
    Vị trí nhà thờ đóng tại làng Hưng Nhơn tại sao lại ghi là Kẻ Vịnh. Lạ! Lẽ nào Kẻ Vịnh dành riêng cho những tín đồ Thiên chúa giáo? Cái nầy tôi nghĩ : liệu Kẻ Vịnh có dính gì với Kẻ Văn. Ở làng Văn quĩ cũng ghi là Giáo xứ Kẻ Văn. Cũng không phải ! Vì nhà thờ ở làng An Thơ và nhà thờ làng Hòa Viện (cách nhau 100m và 500m) không thấy ghi là Kẻ Thơ, Kẻ Viện. Chịu ! ! ! ? ? ?...
    Thử tách hai từ : Kẻ và Vịnh.
    Từ Kẻ tiếng gọi dân làng ở miền Bắc, kẻ chợ là nơi đông người như Hà nội xưa…Ở Hải lăng ta chỉ có ba làng dùng từ kẻ là Kẻ Diên (có chợ kẻ Diên-thủ phủ Hải lăng xưa) Kẻ Văn và Kẻ Vịnh. Tôi thoáng nghĩ người đặt chữ Kẻ cho rằng ở ta có trỗi hơn nơi khác và tự hào cho quê mình.
    Có người cho rằng Vịnh là vùng trũng. Không đúng!. Vịnh là vùng biển ăn sâu vào đất liền như vịnh Hạ Long, vịnh Cam ranh, vịnh Thái Lan…rằng ta là vùng trũng, An thơ, Phú kinh còn trũng hơn.
    Tôi nghĩ rằng từ xa xưa Trong Ô Châu Cận lục () Thượng thư Dương văn An biên soạn, hai dịch giả Trịnh Khắc Mạnh , Nguyễn Văn Nguyên, dịch và chú thích thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn-Viện nghiên cứu Hán nôm do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành- Hà nội 1997. trong lời bình trang 232 (bản chữ Hán) Vĩnh Hưng chi chí thượng văn, bản dịch (tiếng Việt) trang 48 dịch tương đối sát là Vĩnh hưng có  chí chuộng văn (văn= văn chương chứ không phải văn= nghe). Lại nữa trang 269 (bản chữ Hán) mỹ hóa Vĩnh hưng, nhưng trong bản dịch (tiếng Việt) trang 71 lại dịch là phong hóa Vĩnh hưng. Dịch phong hóa không đúng. Phong hóa là phong tục tập quán và nếp sỗng của một xã hội: phong hóa tân tiến, phong hóa suy đồi… Mỹ hóa thì rỏ ràng không có nghĩa khác. Mỹ là đẹp: mỹ nữ, mỹ mãn, mỹ xảo…
    Phải chăng Thượng thư thấy ở Vĩnh hưng có nét hào hoa phong nhã, có tư chất về trí tuệ văn chương!.
   Qua bao trăn trở tôi lại thấy: Kẻ có nghĩa là chỉ trống về người: kẻ giàu, kẻ khó, kẻ sang, kẻ hèn… Vịnh có nghĩa là ngâm vịnh; tức cảnh mà đặt thơ: vịnh mùa hè, vịnh cái chổi…Vĩnh hưng, Hưng nhơn hay ngâm thơ xướng họa mà có cái tên Kẻ Vịnh. Kẻ Vịnh là làng hay vịnh thơ, ngâm thơ. Tôi thích cái ý “nịnh” làng. Nịnh làng thì ai mà chẳng thích nịnh, nhưng cò có cái cớ chi chăc chắc thì nịnh mới có giá phải không các bạn!.
   Xin tạm dừng ở đây. Chúng ta sẽ trao đổi tiếp khi có suy nghĩ mới.

Bố tôi (1881-1965)
     Mãi mê quên cả nắng trưa
Mãi mê quên cả thì giờ nghĩ tay
     Mãi mê làm suốt cả ngày
Mãi mê bào đục chẳng “say” chuyện đời

     Vào đây uống bát nước chè
Ta ngồi ngóng gió vỉa hè mát hơn
     Không “mồi” chỉ uống nước suông
À bên bác lúa lên đòng hay chưa ?

     Ai đi qua ngõ ta chào
Chưa quen rồi sẽ ra vào thành quen
     Quen rồi là nhớ không quên
                                      Quen rồi mới hỏi bác tên là gì ?

     Người ta nói, cứ lặng nghe
Lựa câu phải lẽ mà ghi vào lòng
     Nói thì giỏi, làm thì không
Màng tai đã hỏng bên trong là rồi

     Chiếc cày bác chữa giúp tôi
Hôm nay làm được gấp đôi ngày đầu
     Ông cười rung nhẹ chòm râu
Ơn trời cần phải chuyên sâu nghề mình
    
                               Ghé vào thăm một chút thôi
Nhìn thấy bác khoẻ là tôi về liền
     O này, tôi chỉ nói riêng
Có công việc mời xóm giềng, nhớ nghe!
    
     Ông đẽo mấy chiếc vụ đây
Lại xe thêm mấy sợi dây thật bền
     Vòng 10 vẽ sẵn ở nền
Nạp 3 phát trúng thưởng liền cháu luôn

     Ráng chiều đã báo hoàng hôn
Bụng ngoài lép kẹp bụng trong cồn cào
     Đi ra rồi lại đi vào
Đói chưa ông?  -  Ớ chẳng sao đâu mà !

                                   Con trai út Nguyễn Thanh Xuân

Chân dung tự bói
(Bói toán—Toán sơ cấp)
Trích ngang:
     Tên trong gia phả: Nguyễn Như Xuân,                  Tên thường gọi: Nguyễn Thanh Xuân
Ngày tháng năm sinh: Gia phả: 06-6-Kỷ Tỵ (1929) Thường dùng: 06-6-1930; 06-6-1934. Số là, khi đi học (1936—7 tuổi), bố tôi đến khai với thầy giáo là đẻ ngày mồng sáu tháng sáu năm Kỷ tỵ Thầy giáo biết Kỷ tỵ là năm 1929 chứ thầy không có lịch vạn niên để truy ra ngày dương lịch. Đúng ra 06-6-1929 là ngày 12-7-1929. Tôi biết rằng từ ngày đi học đến nay đều ghi ngày tháng là 06-6, còn năm sinh thì: khi vào học Trường Trung cấp Nông lâm TƯ, có “bạn” rủ rôi ghi 1930 cho bằng tuổi nhau, còn ghi năm 1934 là bắt buộc ghi để được học chính qui (Qui định của Bộ Giáo dục lúc đó: học chính quy hệ Đại hoc trên 32 tuỏi là không chấp nhận, lúc đó tôi đã ở tuổi (36). Kết luận v ề    ngày tháng, Tôi lấy ngày 06-6-1929 cho cuộc sống của mình.
    Trở lại chuyện TỰ BÓI, chẳng qua ghi lại cho có, chứ đến tuổi 83 thì trời đã tha hết, có nghĩa là nợ đời đã trả xong. Họa sĩ thì Tự hoạ, mình không họa sĩ thì bói toán (Dân gian thường nói là bói toán). Toán dân gian tôi không rỏ, tôi có học toán, mà cũng bói theo hệ toán sơ câp không dám bói đến toán cao cấp.
    Thế là 06-6-1929 chia ra bói ngày tháng rồi bói năm sinh .
  Ngẫu hứng ngày tháng sinh:
       Ngày sáu tháng sáu không mưa
Cũng có buổi sáng buổi trưa buổi chiều
       Ngày sáu tháng sáu mưa nhiều
Cũng có buổi sáng buổi chiều buổi trưa.
       Ngày tháng sinh :     06 – 6  .Sử dụng 4 phép cọng trừ nhân chia, ta có dãy số:
6 + 6 = 12
6 – 6 =  0
6 x 6 =  36
6 / 6 =   1
  
       Tất cả đều số dương, không có số âm. Dao động từ 0 đến 36. Xét về hệ thập phân là trung bình (6/10) hơi nhích lên một tí là trung bình khá. Khoa học cơ bản, khoa học cơ sở đều ở điểm 6. Cấp bậc văn hoá: Kỷ sư (1); cấp bậc xã hội: Phó Giám đôc (1). Về mặt đời sống không nghèo dưới số không (không số âm) nhưng dù có cố gắng mấy đi nữa cũng chỉ đạt tới phép nhân (6x6) có nghĩa là đời sống trung bình kém 36/100. Cái may ở đây là nhờ có phép chia mới có 1 (1/1), nếu thiên về số trừ sẻ không còn gì tuốt =0 (6-6)  Con số 12(6+6) nó như chu kỳ một giáp 13, 25, 37, 49, 61, 73…Khác với qui luật thường tình, nó không gây trở ngại gì mà lại có nhiều điều may mắn trong cuộc sống.Thực ra cũng có khi gặp khó khăn vấp váp…nhưng Rắn cũng cho đó là chuyện thường tinh may rủi xẩy ra, bởi vậy những năm “hạn”đó không để lại dấu ấn gì..
     Chuyển sang tính năm. Năm chia hai loại: 1929 và Kỷ tỵ
    Lấy 1929 để xét: Chỉ cần đọc dãy số 1929, ngắt nhịp 2/2 thì thấy ngay là bảo thủ, cứng nhắc, cầu toàn có khi độc đoán. Phương án khả thi phải 9, độ tin cậy phải 9 và nếu khi giữ cương vị được giao thì cũng chín mới chấp nhận.

    Lấy Kỷ Tỵ mà xét (Tỵ là Rắn)
     Đúng là con rắn bò ngang, ngoằn ngoèo ở mặt phẳng = 0, không chui hang (không có số âm) khi muốn lên cao dỉ nhiên là phải trườn, nhưng trườn mấy thì trườn cũng chỉ đạt độ cao +36. Nó cũng lột da như bao nhiêu con rắn khác, lột da để thay áo mới kẻo chật, nhưng ở đây cái giới hạn +36 nó trung thành quá, mặt khác tự thân rắn không có “chất” để bồi dưởng cho béo, nên dù có thay da, áo có rộng hơn, rắn vẫn như cũ, có khi nhận hệ luỵ bởi áo rộng.
………………………………………………………………………………………………………………..
 (1) Tự xem xét: Từ thập kỷ 50 đến thập kỷ 90 của Thế kỷ XX trình độ Kỷ sư, phó Giám đốc là trung bình khá trong xã hội .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét