Ảnh Nguyễn Như Khoa |
Tuổi thơ tôi không có
dòng sông cho riêng mình! Khói lửa chiến tranh làm gia đình tôi phải tha hương vào miền
nam. Miền nam sông nước mênh mông, nhưng những con sông chứa đầy phù sa ấy hầu
như không để lại gì trong ký ức tuổi thơ của tôi. Ngày bé tôi thường nghe mẹ kể
nhiều về dòng sông quê hương( Ô Lâu);
về con Hói trước làng có nước chảy ngược dòng, về những tháng ngày mẹ cùng ôn Ngoại (Ôn cai Bảo)
lên phường Hưng Nhơn- Hòa Viện, mua mun (1 loại tre lồ ô mỏng dùng làm vành nón) kết bè thả trên sông Ô
Lâu, chống sào về làng ( tôi đã từng nằm mơ thấy được nằm trên bè cùng ôn
Ngoại trôi trên sông, tay buông thõng ngập vào dòng nước mát rượi!). Mẹ nói mổi khi cần nước ăn, thì chống ghe ra giữa
rào lấy. Những khi theo ghe lên Phường lấy củi, ghé bến Phò Trạch chở mạ gieo
nhờ "ruộng trưa" về làng để cấy...Xuôi dòng Ô Lâu qua Vĩnh An, Vân
Trình qua đập Cửu Lác vào phá
Tam Giang mua mắm...Ba tôi kể ôn nội tôi (ôn cửu Kiến) với tài “sát cá” cùng ‘một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” có mặt khắp
các bến làng lân cận.
Lần đầu trở lại cố hương, bước xuống bến đò dọc Mĩ Chánh cảm giác chợt ngập tràn trong tôi: ôi chao “ Con sông quê mình đẹp quá!” nước xanh trong vắt tận đáy (tôi về khoảng cuối thu) đò trôi xuôi dòng, hai bên làng mạc, bến nước, vườn, ruộng dường như thân quen tự thuở nào, đang dang tay đón đứa con tha hương trở về quê mẹ
...Kể từ ngày ấy tôi khát khao truy tìm dấu vết người xưa!...
*Con sông Ô Lâu bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua vùng Ô Sa, chảy qua Phước Tích đến Lương Điền thì chia làm hai: 1 nhánh chảy về Vân Trình ra phá Tam Giang, còn một nhánh chảy về Câu Nhi, Trung Đơn thì mang tên là Ô Giang, có chi lưu là Ô Khê tức khe Ô vậy. Bốn địa danh Ô Lâu, Ô Sa, Ô Giang và Ô Khê là di tích âm thanh hiếm hoi còn lại của Châu Ô mà Chiêm Thành đã dâng cho ta năm 1306...(Trích Đất Việt trời nam- Mục du xuân Thuận Hóa, trang 456).
Trong Ô Châu Cận Lục của tiến sĩ Dương Văn An ( 1555) do Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính, chú giải; Quyển 5- Mục Đền thờ Thần- Thần Thủy Tộc- Trang 103 chép:
“ Đền thờ thần thủy tộc ở gần sông Tam Kỳ(nơi giao giữa Ô Lâu- Ô Giang) thuộc hai xã Câu Nhi và Hà Lộ, huyện Hải Lăng...”
Trong Hoàng Việt Thống Nhất Dư Địa Chí- Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định- Gia Long năm thứ 5 (1806); Phan Đăng dịch, chú giải và giới thiệu: Quyển III- Mục đường trạm dinh Quảng Đức trực lệ kinh sư- Trang 109 chép:
“...Trạm hành cung Mĩ Xuyên bốn phía đều có dân cư đông đúc, thuộc Huyện Hương Trà Phủ Triệu Phong... sông Lương phước, sông rộng 88 tầm,bờ phía bắc giáp với đầu địa giới dinh Quảng Trị. Tục gọi là sông Độc ( hay Đôột, vì làng Phước Tích tục gọi làng Đôột Đôột- Sản xuất chum vò cho khắp vùng). Nước sâu 1 tầm, sông này một nữa thuộc dinh Quảng Đức (nay là TT Huế), một nữa thuộc dinh Quảng Trị. Đi ngược lên 13.444 tầm thì đến sở tuần củ nguồn Ô Lâu, xuôi xuống dưới 30.091 tầm thì chảy ra phá Tam Giang rồi đổ ra cửa Nhuyễn…”
Như vậy ngoài tên Ô Lâu con sông quê hương còn có tên Tam Kỳ (Ô Châu Cận Lục-1555), và Lương Phước (HVTN dư địa chí-1806)./.
Lần đầu trở lại cố hương, bước xuống bến đò dọc Mĩ Chánh cảm giác chợt ngập tràn trong tôi: ôi chao “ Con sông quê mình đẹp quá!” nước xanh trong vắt tận đáy (tôi về khoảng cuối thu) đò trôi xuôi dòng, hai bên làng mạc, bến nước, vườn, ruộng dường như thân quen tự thuở nào, đang dang tay đón đứa con tha hương trở về quê mẹ
...Kể từ ngày ấy tôi khát khao truy tìm dấu vết người xưa!...
*Con sông Ô Lâu bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua vùng Ô Sa, chảy qua Phước Tích đến Lương Điền thì chia làm hai: 1 nhánh chảy về Vân Trình ra phá Tam Giang, còn một nhánh chảy về Câu Nhi, Trung Đơn thì mang tên là Ô Giang, có chi lưu là Ô Khê tức khe Ô vậy. Bốn địa danh Ô Lâu, Ô Sa, Ô Giang và Ô Khê là di tích âm thanh hiếm hoi còn lại của Châu Ô mà Chiêm Thành đã dâng cho ta năm 1306...(Trích Đất Việt trời nam- Mục du xuân Thuận Hóa, trang 456).
Trong Ô Châu Cận Lục của tiến sĩ Dương Văn An ( 1555) do Nguyễn Khắc Thuần dịch, hiệu đính, chú giải; Quyển 5- Mục Đền thờ Thần- Thần Thủy Tộc- Trang 103 chép:
“ Đền thờ thần thủy tộc ở gần sông Tam Kỳ(nơi giao giữa Ô Lâu- Ô Giang) thuộc hai xã Câu Nhi và Hà Lộ, huyện Hải Lăng...”
Trong Hoàng Việt Thống Nhất Dư Địa Chí- Thượng Thư Bộ Binh Lê Quang Định- Gia Long năm thứ 5 (1806); Phan Đăng dịch, chú giải và giới thiệu: Quyển III- Mục đường trạm dinh Quảng Đức trực lệ kinh sư- Trang 109 chép:
“...Trạm hành cung Mĩ Xuyên bốn phía đều có dân cư đông đúc, thuộc Huyện Hương Trà Phủ Triệu Phong... sông Lương phước, sông rộng 88 tầm,bờ phía bắc giáp với đầu địa giới dinh Quảng Trị. Tục gọi là sông Độc ( hay Đôột, vì làng Phước Tích tục gọi làng Đôột Đôột- Sản xuất chum vò cho khắp vùng). Nước sâu 1 tầm, sông này một nữa thuộc dinh Quảng Đức (nay là TT Huế), một nữa thuộc dinh Quảng Trị. Đi ngược lên 13.444 tầm thì đến sở tuần củ nguồn Ô Lâu, xuôi xuống dưới 30.091 tầm thì chảy ra phá Tam Giang rồi đổ ra cửa Nhuyễn…”
Như vậy ngoài tên Ô Lâu con sông quê hương còn có tên Tam Kỳ (Ô Châu Cận Lục-1555), và Lương Phước (HVTN dư địa chí-1806)./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét