Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

HƯNG NHƠN VÀ TRI PHỦ ĐẠI NHÂN-NGÔ ĐÌNH DIỆM

(1901-1963)
Ngô Đình Diệm (  吳廷琰) (3/1/1901 ~ 1/11/1963)
Kỉ niệm ngày mất của Ngài Tri Phủ Hải Lăng thời kỳ (1926-1928)

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống của dân Việt, không xét những công tội của người xưa thời đệ nhất cộng hòa. Hôm nay nhân ngày mất của Ngài, xin mượn nén tâm hương chân thành cảm ơn những đóng góp to lớn của Ngài cho làng quê chúng tôi. 
( Hưng Nhơn cũng là làng của Ông Trần Văn Lý (1901 – 1970) là một nhân sĩ, chính khách Việt Nam, quan nhà Nguyễn thời kỳ cuối, cựu Tổng đốc bốn tỉnh Tây nguyên, Thủ hiến miền Trung đầu tiên của Quốc gia Việt Nam.)
Một góc làng Hưng Nhơn- photo Khoa
Ngồi chức Tri Phủ Hải Lăng khi mới 25 tuổi chỉ trong khoảng hai năm, Ngài đã dành hầu như toàn bộ thời gian ấy cho việc cải tạo bộ mặt địa hình, địa chất cho vùng trũng của Hải Lăng trong đó có thôn Hưng Nhơn tôi .
Ngài và Ông Trần Văn Lý : sinh cùng năm, đạo công giáo, cùng học trường hành chính Hà Nội (Hậu Bổ) (1919-1921) ra trường lúc đầu làm trong ngạch quan lại Pháp sau một thời gian ngắn chuyển sang ngạch quan lại Nam triều. Cùng được tiếng là quan thanh liêm, cương trực, lo cho con dân và thăng tiếng rất nhanh trên hoạn lộ- chưa rõ lúc ấy quan hệ giữa hai vị ra sao? và Ngài Diệm có biết tình hình làng quê Hải Lăng trong khi còn học chung với Ông Lý hay không? Khi làm Tri Phủ thì lập tức triển khai cải tạo miền Hải Lăng)

Cách đây non 100 năm, ngày ấy vùng trũng này luôn ngập nước, vụ mùa bấp bênh, giao thông liên lạc hầu như bị cô lập khi mùa lũ về.
Tiếp nhận năm 1926 Ngài liền cho đào vét con kênh Mai Lĩnh và đắp Tổng Lộ.

TỔNG LỘ VÀ KÊNH MAI LĨNH

Hoàng hôn về trên kênh Mai Lĩnh

Quan tri phủ huyện Hải Lăng trong khoảng thời gian 1926 đến 1927 là ngài Ngô Đình Diệm; Khi ấy ông độ chừng 24 - 26 tuổi(sinh năm 1901). Với một thời gian ngắn -Tuổi trẻ nhưng ông đã để lại nhiều dấu ấn thật có giá trị cho các xã vùng sâu của Hải Lăng. Xã Hải Hòa nhìn trên bản đồ vệ tinh rất dễ nhận dạng: Một vùng sậm màu xanh, có hai đường thẳng: Hướng bắc là con kênh Mai Lĩnh thẳng tắp dài 3000m, hướng tây nam giáp làng Văn Quỹ và Văn Trị là trục ranh giới thẳng gần 4000m mang tên Tổng lộ.
Nhà thờ Cây Da nhìn từ Càng Hưng Nhơn
Ngài tri phủ lệnh đắp con lộ ấy với ý định nối liền, rút ngắn các xã vùng ruộng sâu với phủ huyện Hải Lăng. Con kênh Mai Lĩnh (nối Ô Giang tại bến Cây da- xóm Càng Hưng Nhơn qua ngã ba Hói dét- Sông Cựu Vĩnh Định qua Vân Trình-Đập Cửa Lác đổ vào phá Tam Giang) nhằm tiêu nước cho cánh đồng quê ta. Có thể tưởng tượng ra cảnh làng quê mình ngày ấy nhộn nhịp như thế nào, lòng dân hồ hởi ra sao! bởi thế sau khi các công trình ấy hoàn thành, có lập bia ghi nhớ công ơn của quan phụ mẫu- Tri Phủ đại nhân; Thế nhưng nghe đâu bia đã bị đập phá, sau khi đất nước thống nhất (1975) thật là...!
Không rõ có phải tâm huyết chưa thành với vùng trũng, vì thời gian ở Hải Lăng quá ngắn, nên 30 năm sau khi Ngài là tổng thống đệ nhất cộng hòa, thôn tôi lại được hưởng lợi khi cây cầu nối liền Quốc Lộ 1 và quê tôi, qua làng Văn Quỹ đến Hưng Nhơn (cầu Cừa) từ vật liệu gỗ cũ kỹ, ọp ẹp trở thành cầu bê tông vững chắc đáp ứng cho nhu cầu giao thông ngày càng phát triển.
Diện mạo trù phú của vùng trũng Hải Lăng ngày nay có công không nhỏ của Quan Tri Phủ Ngô Đình Diệm. Nhân ngày giỗ thứ 49 xin được tri ân và cầu cho linh hồn Ngài được ơn toàn xá ( Ngày này trùng hợp "Ngày cầu cho các đẳng linh hồn" của công giáo)
Một số hình ảnh cánh đồng làng Hưng Nhơn ngày nay - tác giả Nguyễn Như Khoa:
Một góc Tổng Lộ - ranh giới Văn Quỹ- Hưng nhơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét