Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Lần theo dấu chân người xưa (tt 7)

Sĩ phu làng Hưng Nhơn (Vĩnh Hưng)
VINH QUY BÁI TỔ
Thời Tự Đức ( theo gia phả họ Nguyễn nhì) xóm thượng làng ta đã có Văn Thánh Miếu .
(Trích: http://www.dtdtqnam.gov.vn/nghien-cuu-di-tich-danh-thang.aspx?name=36-)  
PHẾ TÍCH VĂN THÁNH MIẾU (LÀNG HƯNG NHƠN)-Photo KHOA
Văn Thánh Miếu là nơi tôn vinh sự học:
Nói đến Văn Thánh (miếu) thường được liên tưởng đến những tên gọi khác như Văn miếu, Khổng (Tử) miếu, Văn chỉ hoặc Văn từ. Theo quan niệm xưa, Quốc miếu ở kinh đô và tỉnh lỵ do nhà nước xây dựng thì được gọi là Văn miếu; ở các phủ, huyện, tổng, miếu thờ do nho sinh, thân sĩ lập nên thì gọi là Văn từ, Văn chỉ. Với tên gọi nào, do cấp nào lập thì cũng là để tôn vinh sự học, tôn thờ những bậc khoa bảng, những danh nhân văn hóa nổi tiếng ở mỗi vùng đất, được lưu truyền sử sách. Một số địa phương còn gọi công trình này là Văn Thánh bởi nơi đây thờ Đức Khổng Tử - được phong “Văn Tuyên vương Đại Thành Chí thánh Tiên sư”, bậc thánh nhân, nhà đại giáo dục cùng các bậc Tiên Nho, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền.
Võ miếu-Pho to Khoa
Cuối xóm hạ ( chưa rõ niên đại) lại có Võ Miếu:
Nơi đây thờ Ngài Võ địch đại tướng quân- Võ tướng phò tá Chúa tiên Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa Mậu Ngọ 1558.
 Nối từ đầu làng (Văn thánh) đến cuối làng (Võ miếu) là con hói đào, tạo thành cây bút và nghiên mực là Vực ở cuối làng(?) Phải chăng cha ông ta xưa đã xữ dụng thuật phong thủy-Địa lý cải tạo mảnh đất Vĩnh Hưng (Hưng Nhơn) trở thành địa linh-Nhân kiệt (?) mà từ trước năm 1555 tiến sĩ Dương Văn An đã ghi trong Ô Châu Cận Lục :
 Vĩnh Hưng có chí chuộng văn - Giáo hóa thịnh hoài !
Rất tiếc sau 1975 con hói giáp đất làng Hòa Viện song song với con hói làng đã bị lấp và Văn thánh miếu bị chiến tranh tàn phá nay chỉ còn phế tích…( nghe nói Ông Lê Bá Truyền-họ Lê nhất- người tài trợ lớn cho việc trùng tu đình làng cũng có ý kêu gọi phục dựng lại Văn thánh…)
Một số sĩ phu làng Hưng Nhơn sưu tầm được đến tháng 01/2012:
*Trần Quý Công :Tục xưng "Nghè Đèn" (Đời thứ 4, họ Trần)
Làng lập miếu thờ "Thí Trung Văn Thức Hàn Lâm Trần Quý Công Khai Khoa Thần Vị" tức Thi trúng Văn Chức Hàn Lâm khoa Ất Mùi-1715 đời Vua Lê Dụ Tông- chúa Nguyễn Phúc Chu.
Các Ngài có tên trong “Quốc triều Hương khoa lục- Cao Xuân Dục”
Khoa năm Canh Tí-Minh Mạng thứ 21 (1840)
Nguyễn Đức Trứ     :Người xã Vĩnh Hưng (nay đổi là Hưng Nhơn) Huyện Hải Lăng, làm quan đến chức Bố chánh.
Khoa Nhâm Tí, Tự Đức thứ 5 (1852)
* Nguyễn Đức Giản   :Người xã Hưng Nhơn Huyện Hải Lăng, làm quan đến chức Viên ngoại lang.
Khoa Mậu ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858)
* Nguyễn Đức Dĩnh    :Người xã Hưng Nhơn Huyện Hải Lăng, làm quan đến chức Tri phủ.
..........(Họ Nguyễn Đức có nhiều vị hiển đạt ví dụ : 2 vị Già cha, Già ông là thượng thư bộ hộ triều Tây Sơn-Vua Cảnh Thịnh,cuối thế kỉ 18, có công nuôi làng 3 tháng trong năm đói 1775-1776)
*Trần Văn Lý Sinh khoảng đầu thế kỷ 20 ( đời thứ 15, họ Trần)
Ứng cử Tổng Thống VNCH năm 1967, nguyên thủ hiến trung phần, quản đạo đầu tiên của Đà Lạt. Người có công đầu, tiên phong tạo nên diện mạo cho xứ Đà Lạt ngày nay.
Xem thêm tại:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_L%C3%BD
...Họ Trần tha hương ở Mỹ, Úc...Có rất nhiều người thành đạt nhưng chưa có thông tin ! (đang tiếp tục cập nhật).
cụ Trần Văn Lý

3 nhận xét:

  1. Chân thành cảm ơn" Nặc danh vào ngày 11:08 Ngày 18 tháng 2 năm 2013" đã chỉ giáo về yếu kém của chủ trang.Mong được quan tâm và bình phẩm các bài viết, nhằm hoàn thiện trang blog mình hơn nữa! Mong lắm!

    Trả lờiXóa
  2. Họ Nguyễn Đức lúc sau này có Thiếu Tá Nguyễn Đức Xích, Tỉnh Trưởng tỉnh Gia Định, cũng là Tỉnh Trưởng trẻ nhất ở Việt Nam, hồi thời TT Ngô Đình Diệm và sau đó Làm Giám Sát ở Giám Sát Viện. Trên mạng có nhiều bài viết về Ông như "người từ Bất Khuất", "Ai giết cha tôi"....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Mr kha nguyen đã chia sẽ, mong có nhiều đóng góp, chỉ giáo, cảm ơn!

      Xóa