Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Lần theo dấu chân người xưa( tt 6)

Quân lính thời nội chiến 1771-1802
Trao đổi email giửa chủ nhân blog và Ông Nguyễn Thanh Xuân( Hà Nội)


tinadoankhanh@gmail.com
-Thưa Ôn!Cháu đang tìm tư liệu viết về thời kỳ đau thương nhất của quê hương( theo cảm nhận của cháu), đó là khoảng thời gian cuối thế kĩ 18 ( từ 1771 đến 1802) Chúa nguyễn suy nhược, gian thần lộng hành,Tây Sơn nổi dậy, quân đàng ngoài tràn vào chiếm lấy Thuận Hóa, hạn hán mất mùa nhiều năm liền khiến cho..." Người chết đói đầy ngoài đồng, trong nhà có kẻ ăn thịt lẫn nhau...(Đại việt sử ký toàn thư)" Làng Vĩnh Hưng ngày ấy ra sao? Họ Lê Văn hình như chỉ còn một gia đình(?) họ Lê Đức(sau này là Lê Ngọc) còn ba anh em(?)...Các họ khác thế nào...???
Ôn có tư liệu này xin gởi cho cháu! Cảm ơn Ôn nhiều!
Gởi Ôn xem: 

Nguyễn Thanh Xuân( Họ Nguyễn Như làng Hưng Nhơn-83 tuổi):
( nhuxuan29@gmail.com)
-Vấn đề cháu hỏi, xưa nay ông chưa từng nghe. Để giải đáp nó, xem ra
không khó, Nếu từ 1771 đên 1802 là thời chúa Nguyễn Phúc Thuần nhỏ
tuổi trị vì, chủ yếu do Trương Phúc Loan lộng quyền thâu tóm, tiếp đến
chúa Nguyễn Phúc Ánh thì do chống đỡ với Tây sơn...Đúng là dân khổ
cực.... Ta tìm cách biết Hưng nhơn ta bị chết như trường hợp cháu nêu
ra, theo mình chỉ cần xem gia phả, tộc phả thì rỏ. Với họ Nguyễn Đức
Hữu Như thì không có gì biến động về sinh tử. Chắc là không có. Nếu
một họ chỉ còn một người, ba người thì làm sao (chỉ 200 năm lại đây)
có được con dân như hiện nay? Ý kiến mình chưa hẳn đúng. cháu kiểm tra
xem!
  Cháu có tư liệu nào nói về "tử vì đạo" (TVĐ) ở Hưng nhơn. Tìm hiểu
trong Quảng trị có nhiều thôn, nhiều nhà thờ có người TVĐ. Đáng kể hơn
Đất thánh Hưng Nhơn mùa lũ
cả là Tri Bưu. Hưng nhơn--Văn quĩ không thấy thống kê, nhưng mồ mả
người tử vì đạo ở Hưng nhơn rất nhiều và xem ra khốc liệt hơn cả Văn
quĩ, mặc dầu Văn quĩ là giáo xứ lớn hơn, có Linh mục trực tiêp chăn
chiên. Mình nghe kể thật rùng rợn. Cái ao ném người TVĐ sau khi "phong
trào cần vương" chịu thua, bên thắng bắt dân làng lặn xuống ao nhặt
xương lên. Khi đưa xương lên phải ngậm ở miệng mà đưa không được dùng
tay. Ruộng đất cũng bị thu hồi không chia cho những người "bên lương".
Có nguồn tin rằng : những người TVĐ đó không phải người làng ta. "Họ"
đưa ở đâu đên k biết. Hiện tượng phân bổ (bắt buộc) tam đinh, tứ đinh
cho mỗi gia đình là có thật. Làng ta, đên nay vấn đề này chẳng để lại
dấu ấn gì không tốt giữa người lương giáo. Việc xảy ra do thế lực, do
áp đặt. Làm sử ta phải có sự kiện của giai đoạn này. Câu chuyện mình
ghi trên đây cũng chỉ là nghe, chính xác hay không cần có hội thảo.
Thế đã! Nguyễn Thanh Xuân

tinadoankhanh@gmail.com
 Thưa Ôn, cháu có nghe kể chuyện Ôn bị lính tra tấn nơi đường bạn, Ôn có thể kể lại chi tiết không? và chuyện tinh thần sỉ phu của làng mình ngày ấy thế nào? Cháu có nghe bên họ Trần cũng có nhiều nhân vật tiếng tăm một thời: Ông nghè đèn-Khai khoa của làng 1715.
(Trần Quý Công Khai Khoa Thần Vị- Tục xưng "Nghè Đèn" (sáng như đèn). Làng lập miếu thờ "Thí Trung Văn Thức Hàn Lâm Trần Quý Công Khai Khoa Thần Vị" Thi trúng Văn Chức Hàn Lâm Trần Quý Công khai khoa 1715 )
...Các vị vỏ quan họ trần thời Gia Long có mộ ngoài cồn mộ Kiềm xây bằng gạch cuốn thật to...Các ông Trần Văn Lý (Hội đồng chấp chánh-Quyền Thủ hiến trung phần thời gian 1946~1947(?)), Trần Văn Dương, Bộ Hoàng, Cửu Liển...
Mong thư Ôn!
Cháu gởi kèm đường dẩn 1 tài liệu mời ÔN xem.

Nguyễn Thanh Xuân( Họ Nguyễn Như làng Hưng Nhơn-83 tuổi):
-Chuyện bị bắt, bác Lan biết rỏ bởi sau lưng nhà. Bác Lan biết ôn cả
những năm còn "để chỏm", nhưng ôn bị lấy vợ sớm
Bị bắt , tra tấn nhưng ôn cũng chịu được và giữ vững điều mình tin mặc
dầu ấu trỉ. Chuyên dài hẹn hôm sau.
 Để biết được các sĩ phu có công đóng góp cho đất nước chỉ có cách
(mình đã ghi trong thư ngỏ là cán bộ ở làng xin mượn tộc phả của 7 họ
để biết). Hôm trươc mình đã có cuộc nói chuyện này nhưng xem ra các vị
còn ngại và như không ai muốn chủ trì đứng ra làm. Kiên nhẫn chúng ta
cọng tác sẻ làm được.
Xem tài liệu cháu sưu tầm nó mở rộng kiến thức. Tốt, nhưng có đoạn chỉ 3
dòng mà lặp nhau: câu trên sai, câu dưới đúng như năm 1558 nhân dân
theo Gia dũ hoàng đê vào nam là SAI, câu dưới năm 1558 nhân dân theo
Đoan Quận công Nguyễn Hoàng là ĐÚNG, đúng tương đối thôi vì lúc đo
nguyễn Hoàng mới Đoan quốc công chưa lên ĐOAN QUẬN CÔNG (dẫn đại ý chứ
không y câu văn trong bài). Sĩ phu thời sau này đáng kể hơn cả là ông
Trần văn Lý còn cỡ ông bộ Hoàng, Cửu Liễn thì đầy và xem ra các ông
này còn kém xa: Chánh Cử, Bộ Thạnh, Lý Hà...Dưới con mắt của mình Cửu
Liễn kém hơn ông Hương Ký (bác ruột của cháu)  Hẹn thư sau

 tinadoankhanh@gmail.com
-Cháu gởi Ôn xem một blog của người làng VănTrị:

Nguyễn Thanh Xuân( Họ Nguyễn Như làng Hưng Nhơn-83 tuổi):

-Blog cua người Văn. trị mở không thông thấy hiển thị. Mở nhiều lần cũng thế.
tinadoankhanh@gmail.com
-Ôn vào thử đường dẫn này xem: 
Chào Ôn ,hẹn thư sau!
Mộ ông Lê Đức Thân (1812~1872!) Chánh cửu phẩm thành Gia định triều Minh Mạng-Thiệu Trị-Tự Đức(Chụp tại làng Hưng Nhơn 2010)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét