Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Lần theo dấu chân người xưa! ( tt 8)


" NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI..."


Huyền trân công chúa (1287-1340)
Con gái vua Trần Nhân Tông, vị vua 2 lần đánh tan quân Mông Cổ 1285 và 1287, sau Ngài đi tu lập nên phái Trúc Lâm Yên tử truyền cho đến ngày nay. 1306 Nàng được gả cho vua Chăm pa là Chế Mân, sính lể là 2 châu Ô - Lý (Rí) (Từ Bắc Quảng Trị đến đèo Hải Vân(?)
Khúc ca "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc:
Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết,
Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn theo chì.
Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì.
Thấy chim lồng nhạn bay đi.
Tình lai láng,
Hướng dương hoa quì.
Dặn một lời Mân Quân:
Như chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần.


Một nhà thơ khác vịnh Huyền Trân công chúa:
Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười.
Vốn đà không mất lại thêm lời.
Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi?
Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời?
Châu đi rồi lại châu về đó,
Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời!


Trong dân gian, người ta than tiếc cho công chúa Huyền Trân:
Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng Mọi thằng Mường nó leo(!?).
Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
Đã vo nước đục lại vần lửa rơm.

 Ngày ấy đa số công chúa chỉ xuất giá làm vợ cho bậc Phò mã đô uý! Nàng về làm hoàng hậu xứ Chămpa hùng cường;Thiển nghĩ làm thân công chúa con vua mấy ai được vinh hoa như nàng!
Tháp bà Po Nagar- Nha Trang được xây dựng vào thế kĩ IX sau CN
Chămpa lúc ấy rất cường thịnh, Là một quốc gia độc lập, trong khi Đại Việt còn trong đêm tối nô lệ thì từ cuối thế kĩ I sau CN, liên tiếp quân Chămpa đã nổi dậy giành độc lập, liên tục đánh phá quân xâm lược phương Bắc( Trung Quốc) và cả đến khi Đại Việt giành được độc lập họ cũng luôn quấy nhiễu, đánh cướp! Về văn hoá nghệ thuật, từ thế kĩ VII họ đã xây dựng được nhiều đền, tháp, tượng mang đậm dấu ấn tôn giáo tồn tại đến mãi hôm nay...Những vũ điệu Chăm, những hoa văn hoạ tiết kiến trúc của họ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến văn hoá, kiến trúc thời Lý- Trần, quân đội của họ nhất là lực lượng thuỷ binh thời ấy rất hùng hậu, thiện chiến,vì thế câu "Để cho thằng Mọi thằng Mường nó leo(!?)." dân gian ta nói có hơi quá không?

Đặng Tất (chữ Hán: 鄧悉;?-1409) là Danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.

         Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
       Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng


Ông là một dũng tướng của đất Thuận Hoá chống giặc Minh xâm lược.







Đặng Dung: chữ Hán: 鄧容, ? - 1414[1]), là nhà thơ và là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam
Ông là một dũng tướng chống quân Minh, con trai của dũng tướng Đặng Tất đất Thuận Hóa, nổi tiếng với hai câu thơ bất hủ:

Thù trả chưa xong đầu đã bạc,

Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.






Nhà thờ Bùi Dục Tài- thôn Câu Nhi


Bùi Dục Tài (chữ Hán: 裴育才), sinh năm Đinh Dậu (1477). Ông là danh thần đời Lê Túc Tông (1487-1504), người xã Câu Nhi[1], thôn Câu Lãm( nay là Hải Tân), huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Năm Cảnh Thống thứ 5 (Nhâm Tuất, 1502) thời Lê Hiến Tông, ông đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân[2],đứng thứ 29 trong tổng số 64 người thi đỗ, từ thi Hội đến thi Đình, văn ứng chế đều được khen ngợi, nổi tiếng văn học uyên bác. Được bổ vào Viện Hàn lâm làm Hàn lâm hiệu lí[2], rồi làm Tham chính đạo Thanh Hoa[2].
Năm Hồng Thuận thứ nhất (Kỷ Tỵ, 1509) đời Lê Tương Dực (1495–1516), phải khi trong nước có biến loạn, ông khéo lo cho dân, được thăng Tả Thị lang bộ Lại[2]. Trong nhiệm vụ này, ông thuyên chuyển quan lại rất mực ngay thẳng, đương thời xưng tụng đức tính liêm khiết công bằng.
Năm Quang Thiệu thứ nhất (Bính Tý, 1516), đời Lê Chiêu Tông, được cử làm Tham tướng[2], ông càng dốc lòng lo việc kinh lí, bảo an dân chúng.
Sau, vì tính ông thẳng thắn, bọn gian thần lấy làm ghen ghét, sát hại ông năm Mậu Dần (1518). Sau khi mất được truy tặng Lễ Bộ Thượng thư. Con ông là Bùi Vỹ sau cũng bị hại.
Ngày 4 tháng 8 năm 2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định số 1513/2003/QĐ-UB về Ban hành quy chế giải thưởng Bùi Dục Tài tỉnh Quảng Trị để khen thưởng cho các học sinh, sinh viên có kết quả cao trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi[3].



Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 15251613)

Chúa tiên người có công lớn khai phá đất Thuận Hoá xưa, trước khi mất Ông dặn con:

Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.




Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠; 17531792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝),

Bao năm thét mắng át phong vân

Đủ thấy anh hùng - bậc vĩ nhân

Hàm Đan hận vùi muôn vạn xác

"Khuân Sơn" phần mộ hoạ trăm năm[i]

Ngậm hờn chỉ trích ngàn thu hận

Nỡ phụ đường đường tám thước thân

Quang cảnh thảy đều thành cát bụi

Khiến đời muôn thuở cợt Doanh Tần![j]

Vua Gia Long :  (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 17623 tháng 2 năm 1820) là vị Hoàng đếđã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎 hoặc 阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
HẢI LĂNG
Vào thời nhà Lê năm 1466, vua Thánh Tông đặt dải đất của Châu Thuận và Châu Hoá thành 2 phủ là: phủ Tân Bình và phủ Triệu Phong thuộc xứ Thuận Hoá. Phủ Triệu Phong gồm có 6 huyện là: Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vang, Điện Bàn và An Nhơn; sau đó huyện An Nhơn được đổi thành Hải Lăng. Từ đây tên gọi Hải Lăng ra đời và gồm có 48 xã.
Năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá. Huyện Hải Lăng vẫn giữ nguyên tên gọi và gồm có 5 tổng.
Năm 1801, Nguyễn Ánh lấy phủ Triệu Phong lập ra dinh Quảng Trị gồm có 3 huyện: Đăng Xương, Hải Lăng và Minh Linh. Vào thời Gia Long cho đến năm 1827, vua Minh Mạng nối ngôi, dinh lỵ Quảng Trị đóng tại làng Thạch Hãn (Hải Trí-Hải Lăng).
Năm 1852, Tự Đức đổi huyện Hải Lăng thành phủ Hải Lăng, gồm có các tổng là: An Thái, An Thơ, Văn Vận, Cu Hoan và An Nhơn.
(Sưu tập nhiều tư liệu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét