Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Hưng Nhơn- Những ngôi mộ cổ!





NẤM MỘ HÌNH MAI RÙA DÀNH CHO NHỮNG BẬC TÔN QUÍ.
"Con qui là một trong 4 con vật linh, khi nó có mặt ở lăng mộ với cái mai bao bọc nấm mộ thì nó có vai trò che chở chủ nhân ngôi mộ, vị chủ nhân này là bậc tôn quý như các đại quan có tước công, hầu hoặc các vương, đế.
Năm 2001 cán bộ Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tại Huế đã phát hiện và công bố nhóm lăng mộ cổ thời chúa Nguyễn ở Văn Quỷ, Hải Tân, Quảng Trị. Trong năm ngôi mộ cổ này có một ngôi mộ với nấm hình mai rùa. Dựa vào bài nghiên cứu đăng ở Thông tin khoa học công nghệ… nhóm nghiên cứu Trần Đức Sáng -Hoàng Thị Ái Hoa - Hoàng Minh Tuấn viết:
“Nấm mộ ở khu lăng này đều là những tác phẩm điêu khắc tượng tròn hoàn chỉnh. Ngôi mộ số I có hình ảnh linh quy rất sinh động với mai, đầu nhìn thẳng, cũng như khoảng phân định giữa mai và chân đều được tạo hình một cách sắc sảo. Nấm hình rùa được đặt trên bệ chữ nhật khá đăng đối. (4)….”


Hình 42: Ảnh chụp toàn cảnh ngôi mộ có nấm mai rùa ở Văn Quỷ, Hải Tân, Quảng Trị


Hình 43: Nấm mai rùa có hai con cù bao quanh của ngôi mộ ở Văn Quỷ, Hải Tân,Quảng Trị.
Ngôi mộ có nấm hình mai rùa ở Văn Quỷ, Hải Tân, Quảng Trị với chủ nhân là một viên quan họ Trần, từng giữ chức Cai Hợp thuộc Ty Tướng Thần Lại ở Quảng Nam, được một con trai và bốn người con gái dựng bia vào năm Kĩ Hợi[?]. Các tác giả chú thích văn bia:
“Văn bia được chạm theo lối chữ chân, góc trên tả, hữu của mặt bia khắc hai chữ Việt Cố khá lớn (5cm x 5cm), ở giữa khắc dòng chữ nhỏ hơn (4cm x 4cm): "Đầu khảo Quảng Nam Tướng Thần Lại ty Cai hợp Trần Quý công chi mộ". Dòng chữ bên trái (3,5cm x 3,5cm): "Hiếu tử nam nhị, nữ tứ đồng lập thạch". Dòng bên phải (3,5 cm x 3,5 cm): "Long phi Kĩ Hợi lương (?) (bị vỡ không đọc được) cát đán (?) (bị vỡ không đọc được)..."
Trích:  http://saigonecho.com/main/lichsuvn/cactrieudai/9069L


 Trích:   http://langvanquy.blogtiengviet.net/
"...Hảy về thăm làng Văn Quỷ xã Hải Tân để biết thêm điều này. Phát hiện khu mộ cổ thời chúa Nguyễn ở Quảng Trị. Một ngôi mộ khá hoàn chỉnh.
Trong khi tiến hành khảo sát điền dã tại bờ bắc sông Ô Lâu, các cán bộ nghiên cứu thuộc Phân viện Văn hóa Thông tin miền Trung đã phát hiện ra một nhóm lăng mộ thời các Chúa Nguyễn ở làng Văn Quỹ, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Tuy là một nhóm lăng mộ khiêm tốn của làng xã nhưng đây là các chứng tích vật thể rất hiếm hoi, hàm chứa nhiều nét văn hóa độc đáo của thời kỳ hậu Lê tiền Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay.
Ấn tượng đầu tiên mà các lăng mộ này mang lại là nét độc đáo về mặt cấu trúc rất lạ và đa dạng của nấm mộ. Nổi bật nhất là 2 trong số 5 ngôi mộ còn khá nguyên vẹn, đắp nổi hình một con rùa và một trái đào tiên được thể hiện sinh động theo phương thức tả thực, tạo nên những tác phẩm điêu khắc tượng tròn hoàn chỉnh. Cứ liệu để xác định đây là lăng mộ thời Chúa Nguyễn được xây vào khoảng thế kỷ 16 - đầu thế kỷ 17 chính là chất liệu bằng loại vôi mật đơn thuần có nhiều hợp chất hàu hến. Đặc biệt, ở tấm bia đá sa thạch khắc tên người đã khuất là quan Cai Hợp họ Trần thuộc Tướng Thần Lại Ty, một trong 3 cơ quan chỉ có ở thời Chúa Nguyễn chuyên lo việc thu thuế, chi phát lương thực.
Anh Trần Thanh Hoàng, cán bộ Phân viện Văn hóa Thông tin miền Trung, cho biết: "Qua khảo sát và tìm hiểu chất liệu, chúng tôi khẳng định đây là những ngôi mộ có từ thời Chúa Nguyễn. Do hoàn cảnh lịch sử nên tất cả các công trình thời kỳ này đều bị triệt phá vì vậy việc tìm ra các mộ này là rất quý giá, giúp chúng tôi tìm hiểu được một phần của lịch sử".
Giá trị lịch sử của các lăng mộ là sự thể hiện nhiều tầng văn hóa, phản ánh rõ nét tinh thần giao thoa, sáng tạo và kế thừa tư tưởng nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ giữa hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài thông qua các mô-típ kiến trúc và mĩ thuật. Ví dụ như hai từ Việt Cố trên trán bia hình vuông hoặc kiến trúc lăng mộ 2 vành đai vốn chỉ có ở xứ Đàng Ngoài. Các hoa văn họa tiết về đào tiên, lân rồng... tuy giản đơn nhưng dứt khoát mạnh mẽ, rất gần gũi với nghệ thuật điêu khắc thời hậu Lê. "Giá trị lịch sử ở các công trình này hàm chứa nhiều yếu tố về phong tục tập quán, tín ngưỡng, quan niệm nghệ thuật và đời sống văn hóa tâm linh của một thời kỳ lịch sử được xem là mắt xích quan trọng chuyển tiếp từ thời hậu Lê sang triều Nguyễn", anh Hoàng cho biết thêm.
Trong khi các nhà nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ khảo tả, chưa nghiên cứu đầy đủ toàn diện thì những công trình này đang có nguy cơ bị biến dạng bởi hai nguyên nhân: Thứ nhất là do thời gian và khí hậu, thứ hai là do sự can thiệp vô thức của những người dân sở tại..."
.............................
Dường như các nhà nghiên cứu về mộ cổ ở Quảng Trị đã bỏ sót, hay chưa biết được cạnh làng Văn Quỷ là làng Hưng Nhơn (Vĩnh Hưng); Làng có tên trong Ô Châu Cận Lục của Sùng Nham Hầu- Tiến sĩ Dương Văn An viết năm 1553, được nhắc đến hai lần :
"Vĩnh Hưng có chí chuộng văn"
Vĩnh Hưng giáo hoá thịnh hoài"

Còn tồn tại hai ngôi mộ cổ:

MỘ NGÀI CHÁNH TRỰC HẦU- NGUYỄN ĐỨC KỲ (Họ Nguyễn Đức Hữu Như- Đời thứ 11)



Mộ Ngài Già cha-Cồn mồ Lăng



Ngài làm quan thời chúa nguyễn, khi Tây Sơn lật đỗ chúa Nguyễn, lập vương triều ở kinh đô Huế, thì ngài cũng tham gia chính quyền mới, có sắc phong của vua Cảnh Thịnh năm 1799 (con vua Quang Trung).Lăng mộ ngài Già cha có cấu trúc hình mu rùa, và vật liệu xây dường như cũng giống những ngôi mộ cổ ở Văn Quỷ!






Mộ Ngài cao cao...Tổ họ Lê Ngọc
MỘ NGÀI CAO CAO...TỔ HỌ LÊ NGỌC (Trước năm 1954 là Lê Đức)
Theo gia phả họ Lê Ngọc trùng tu vào năm Thành Thái thứ 2 (1890) chỉ chép rỏ được danh tính, chức tước, ngày kỵ, mộ táng của các ngài đời thứ 12 trở về sau (gia phả trước đã bị thất lạc, binh hoả...Từ nhiều đờitrước, con cháu đời sau không rõ...)
...Phả ghi ngài Lê Đức Toản- Đội trưởng có vợ là em gái (Chị?) của Ngài Già cha, cho nên Ông Toản là người cùng thời với Ngài Già cha, mộ phần ông nằm song táng độc lập trên một cồn cao ở cồn Ông Ngò; Còn Ngài Cao cao...Tổ không rỏ danh tính được ghi dưới   mục Ngài Thỉ tổ Họ:


Ngài cao cao...Tổ
Mộ táng: Cồn mồ Nậy (Lớn) cận mộ phái Như
Kỵ ngày 6/ 11 ÂL
Mộ cạnh âm hồn- Cồn mồ Nậy, gần mộ phái Nguyễn Như
Như vậy có thể tin rằng mộ của Ngài cao cao...Tổ họ Lê ngọc có niên đại xa hơn mộ Ngài Già cha!...
Sau 1975 trong phong trào dành đất cho sản xuất! Mộ ngài bị cải táng đưa lên trầm, khi bốc mộ quách ván vẫn còn, quách to lớn khác thường! tóc, răng vẫn còn, có một số đồ tuỳ táng như cốc chén... Sau này mộ Ngài đã được con cháu trong họ chuyển về lại nơi củ.
Mong có một ngày các ngôi mộ cổ ở làng Hưng Nhơn được giới khảo cổ biết đến, khảo cứu...Nhằm tìm lại một nền văn hoá xưa của làng, dấu tích cha ông ngày ấy; Để con cháu ngày nay và mai sau tự hào về tiền nhân, tự hào về truyền thống, thêm yêu mãnh đất quê hương mà cha ông ta đã dày công vun đắp!













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét