Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (TT 23)

Ảnh photo Khoa
Ôn Nguyễn Thanh Xuân
KÝ ỨC XƯA!

Hai làng An Thơ và Hưng Nhơn
     Trong Ô châu cận lục, huyện Hải lăng có 49 xã, ghi từ An thư (安 舒)(An Thơ) Vĩnh Hưng(永 兴)(Hưng Nhơn) Văn Quỹ (文 轨),Câu Nhi (驹 儿)…đến xã thứ 49 là Đâu Kinh 兜 涇) phải Đâu Kinh bây giờ là Phú Kinh? Nếu Đâu Kinh là Phú Kinh sao không ghi vào tổng An Thơ. Thời gian nào thì Phú Kinh vào Tổng An Thơ? (sẽ tìm hiểu sau).
 
    An Thơ là một làng đồng thời dùng làm tên Tổng, qua đó ta có thể biết ngay đó là một làng lớn.
   Tuổi nhỏ của tôi, nhờ ở gần làng An Thơ (chỉ cách 200m) nên được hưởng những “kỳ quan” của An Thơ như những cây cừa cổ thụ có bóng mát xanh rờn, có ghế xi măng láng bóng, ngồi ngắm ra dòng sông chảy xiết trong veo. Đoạn đó, bên kia là Cồn Nổi nhô ra tạo hình sông eo lại chừng mươi lăm mét mà mặt sông phía trên Bến Ngã Ba (Hưng Nhơn) rộng mênh mông. Có lẽ sợ xói lở nên làng đắp kè bằng  xi măng vĩnh cữu. Mức nước nơi biên giới giữa hai làng chênh lệch cao độ chừng trên dưới 20, dòng nước chảy như thác tạo ra dòng xoáy cả trên mặt nước và cả chiều sâu, người ta gọi là Vực Nước Lụn (độ sâu không biết, bởi không ai dám lặn xuống vì cho rằng dưới đó có những con vật dử, làm chết người).  Dưới vực sâu đó năm 1947, người ta bắt được con Trẹng (như ba ba) dễ chừng trên 100 kg. Đặt tấm ván trên mai trẹng, hai người đàn ông đứng trên nó chạy băng băng.
    Phía sau những cây cừa cổ thụ là ngôi chùa lớn, có hồ sen, những bông sen trắng đẹp những lá dừa đội lên đầu mát rượi, tôi và Nguyễn Đức Chiêu mò xuống trộm hoa và gương sen, may quá ông từ bắt được khi chúng tôi chưa bẻ bông nào, nên được tha và tôi còn nói lí nhí là thích lá sen đội đầu ông tin và cho hai đứa hai lá. Thật là hú vía!
    Ở bờ kè đá, nước trong đến mức nhìn được những con cá bống lượn lờ giữa các viên đá. Móc mồi câu, chúng tôi rê mồi tới tận miệng cá và cứ thế rê đến lúc nó cắn mồi, thấy chắc chắn mới giật. Đã giật là chắc
    Khi tôi 8 tuổi học trường Tổng, thầy tổ chức thi bơi lội. Địa điểm bơi là từ Bến Nước Lụn bên này sang dưới chân Cồn Nổi. Bơi cũng được lặn cũng được, miễn là sang được bên kia và về lại bên này là đậu. Tôi được cấp “bằng bơi lôi”. Bố làm cho một khung gỗ treo lên tường. Ai đến chơi mẹ tôi cũng khoe và họ gọi tôi là “cậu khoá”.
    Tôi bắt đầu biết thưởng thức cái đẹp của vị trí này là vào mùa gặt tháng tư năm1946. Số là chiều đó tôi đang ngồi câu cá thì Đoàn Văn công Ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Quảng Trị, dừng lại ngồi ghề đá và bờ kè để hóng mát dưới bóng các cây cừa cổ thụ. Tôi nghe họ reo lên thú vị, vừa vỗ tay vừa chỉ chỉ xuống mấy chiếc thuyền đang chèo dưới sông. Tôi nhìn thấy bốn, năm chiếc thuyền chở lúa chở đất (đất đôộc đôộc) từ dưới vực nước lụn đi lên. Mỗi thuyền từ 8 đến 10 tay chèo khoát nước tung bọt trắng xoá với những cánh tay rắn chắc, những mái chèo đều đặn theo nhịp hò, khoan hò hụi của người tát nước để cố vượt lên dòng nước khắc nghiệt. Đò qua khỏi dòng nước xiết, các mái chèo thả lỏng, chỉ còn người lái loáy ngoáy cầm chừng. Một anh trong Đoàn hích vào tôi: em có thấy mấy cô gái má hồng, mắt sáng mồ hôi nhể nhại đang ngoảnh nhìn chúng ta, thấy không, thấy không. Anh ấy nhộn thật, tôi cũng vui lây, các anh chị vui vẻ lạ thường. Phần tôi thì cảnh này ngày nào chẳng thấy, nhưng nào biết cái đẹp ở góc độ nào.
    Năm 1947  phía VNCH về đóng đồn ở khu miếu Ngài Võ Địch Đại tướng quân và cả khu vực chùa đền chân cầu Vực Nước Lụn.; Họ chặt hết cây cối của khu miếu và chặt phá cả những cây cừa cổ thụ làm cho cảnh quan vùng đó mất cả vẻ thâm nghiêm và thơ mộng.
    Sau này mới ý thức rằng giữa các làng có ranh giới. Giữa  Hưng Nhơn và An Thơ là đất liền từ trong khu dân cư ra tận Càng khoảng 5 km. Những năm sau này tôi mới chú ý  thấy ở trong này một cọc mốc xi măng (sẽ nói rỏ sau), ngoài Càng một viên đá tự nhiên không ghi chữ, lại nữa ở cồn (nơi chôn người chết) nếu không đọc chữ ở bia thì không biết ngôi mộ ấy là người làng trên hay làng dưới. Tôi nghỉ ranh giới giờ đây là trí nhớ suốt 5 km chiều dài.
    Do có đi thực tế và quan sát rồi suy ngẫm và đặt câu hỏi; Tại sao Hưng Nhơn giáp An Thơ mà trên cọc mốc và nhiều bài viết khác lại dùng giáp Mĩ chánh. Nghiên cứu một số tài liệu tôi biết Mĩ Chánh là thôn hay phường của làng An Thơ, dĩ nhiên chưa phải là làng (là đơn vị hành chánh). Chính trong Ô châu Cận lục không có làng Mĩ Chánh.
    Ngoài Càng thì giáp ruộng Mĩ Chánh, trong khu dân cư  cọc mốc mà Gia Long năm thứ X cũng ghi một phía là Vĩnh Hưng xã và phía kia ghi Mĩ Chánh thôn. Hai xã giáp nhau thì phải ghi bên này Vĩnh Hưng xã, bên kia An Thơ xã mới đúng. (Vĩnh Hưng đến đời vua Tự Đức mới đổi là Hưng Nhơn).     
     Mĩ chánh có tài liệu cho rằng đã được tách trước 1792  lúc Hoàng đế Quang Trung còn sống, bởi Mĩ Chánh có người con gái đẹp Nguyễn Thị Bích, thứ phi của Quang Trung nên được Triều đình cho tách để lập một làng  (Vấn đề tồn nghi)
   Xin trích một văn bản :
   Bà Nguyễn Thị Bích (cuối Tk 18 đầu Tk 19)
 Người làng Mỹ Chánh- An Thơ là thứ phi- Vợ của Hoàng đế Quang Trung
  Theo tông phổ dòng họ Nguyễn viết bằng chữ Hán ở làng Mỹ Chánh, huyện Hải lăng tỉnh Quảng trị thì cô con gái út của ông Nguyễn Văn Cẩn (1712-1771) và bà Nguyễn Thị Ai (1714-1772).Ông giữ một chức quan nhỏ vào mạt kỳ thời chúa Nguyễn ở Phú Xuân, đã gả cho vua Quang Trung.
     Nguyên văn tông phổ chữ Hán ghi:
  “Nguyễn Thị Bích giá vu Quang Trung Hoàng đế, bổn thôn xuất đinh, tịch tự thử thuỷ tốt vu cửu nguyệt, sơ thập nhật, mộ tại Vĩnh An thôn, gò Thỏ xứ”.
    Tài liệu cũng cho biết vào đầu thế kĩ thứ 18, dân làng An Thơ lên lập nghiệp, sinh sống ở Mĩ Chánh, quá trình tụ cư diễn ra nhanh chóng nhưng chưa được chính quyền cho xác lập là một làng chính thức; Cho đến thời Tây Sơn, khi làng có người con gái xinh đẹp gả cho vua Quang Trung, từ đó Mĩ Chánh mới được xuất đinh, xuất tịch.
 Vấn đề tồn nghi là: theo Quang Trung (nói tắt) thì đã được tách vào những năm trước 1792 (Vua Quang Trung còn sống), nhưng theo cọc mốc (Gia long) thì đến năm 1811 Mĩ chánh vẫn là một thôn của An Thơ. Có ý kiến nghi ngờ rằng Gia long không chấp nhận chỉ dụ của Quang Trung trước đấy?.
Chưa biết chính xác tách năm nào, nhưng căn cứ vào Quốc Triều Hương Khoa lục của Đại học sĩ Thượng Thư Cao Xuân Dục thi chắc chắn được tách trước năm 1834  bởi ông Nguyễn Văn Sĩ người xã Mĩ Chánh thi đổ Tiến sĩ khoa Giáp Ngọ, Minh Mạng thứ 15 (1834) làm quan đến chức     Ngự sử.
                      Email: nhuxuan29@gmail.com
Xin kèm theo đây sĩ phu hai bờ Ô lâu để tham khảo;
Hai bờ Ô lâu (Sao lục trong Quốc triều Hương khoa lục)

Sĩ phu triều Nguyễn ( Gia Long- Khải Định)
TT
Họ và tên
Nămđỗ
Triều vua
Chức vụ

An thơ



1
Ng: Đức Hoat
1828
M.mạng
Thượng Thư Bộ Hộ
2
Ng: ĐứcHoa
1835
M.mạng
Tuần Phủ Khánh hoà
3
Ng: đức Tư
1847
Thiệu trị
Tri phủ
4
Ng: quang Huy
1846
Thiệu trị
Biên tu Nội các
5
Ng: Di
1891
Th. Thái
Không ghi tên quan trường
6
Ng: Đức Đàn
1906
Th. Thái
Đậu lúc 27 tuổi, Tri huyện

Hưng nhơn



1
Ng: Đức Trứ
1840
M.mạng
Bố chánh
2
Ng: Đức Giản
1852
Tự đứcị
Viên ngoại lang
3
Ng: Đức Dĩnh
1858
Tự đức
Tri phủ

Văn quĩ



1
Ng: Trần Vịnh
1878
Tự đức
Tri phủ

Câu nhi



1
Ng:TăngDoãn
1847
Thiệu trị
Thượng thư Bộ Lại
2
Ng: tăng Ý
1873
Tự đức
Phủ thừa

Hà lộc



1
Lê Toại
1888
Đ.khánh
Không ghi tên quan trường

Lương Điền



1
Lê Văn Khôi
1918
Kh.định
Đậu 27 tuổi,không ghi chức

Mĩ chánh



1
Ng: Văn Sĩ
1834
M.mạng
Ngự sử
2
Ng: Văn Hiển
1846
Thiệu trị
Tri phủ sứ Phú yên
3
Ng: Văn Đỉnh
1855
Tự đức
Không ghi tên quan trường
4
Ng: Văn Sách
1855
Tự đức
Không ghi chức quan trường
5
Hồ Tiểu Viên
1906
Th thái
Huấn đạo
6
Ng: đức Thố
1906
Th thái
Tú tài lúc 29 tuổi,  bát phẩm

Mĩ Xuyên



1
Lê Đô Lương
1841
Thiệu trị
Không ghi tên quan trường
2
Lê Huyên
1909
Duy tân
Huấn đạo

Lương Mai



1
Ng; Tuyển
1847
Thiệu trị
Tri phủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét