MỸ NỮ BÊN SÓNG NƯỚC Ô LÂU!
Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kĩ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cưđịnh canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã
Dứt ruột rời bỏ quê hương tiến vào Ô Châu ác địa, tìm miền đất hứa mới. Họ mang trên lưng hành trang vật dụng, vũ khí, lương thực...Chắc chắn không thể thiếu nông cụ, giống lúa, khoai...Họ mang theo nền văn minh lúa nước tiến vào, khai phá...Một số dừng lại bên dòng Ô Lâu. Lập làng, vở ruộng, nương nhờ từng giọt nước mát, từng hạt phù sa của dòng sông này nuôi nấng ruộng lúa, nương khoai. Đã biết bao thế hệ sinh ra, lớn lên bên dòng sông này...Người đẹp thì nơi đâu, thời nào cũng có; Nhưng tại nơi đây, bên sóng nước Ô Lâu, dòng sông từ bao lâu vẫn mang một cái tên đầy âm hưởng quá khứ! Không rỏ có dòng sông nào khác sản sinh ra nhiều mỹ nhân như dòng sông quê tôi không?...
1-LÀNG CÂU NHI- XÃ HẢI TÂN- HẢI LĂNG
Ô Châu cận lục ra đời năm 1553 (Nguyễn Khắc Thuần dịch,hiệu đính và chú giải- Trang 117 dòng 4) ghi:
CÂU NHI HẬU CUNG
Bà người làng Câu Nhi, Huyện Hải Lăng, có nhan sắc nên được triều Lê ( triều Lê Sơ 1428-1527) tuyển vào hậu cung.
Không rỏ danh tánh Bà? Có thể được ghi trong gia phả các họ tộc làng Câu Nhi!!!...
2-LÀNG MỸ CHÁNH- XÃ HẢI CHÁNH (GỐC LÀNG AN THƠ)
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=6078.10;wap2
BÀ NGUYỄN THỊ BÍCH ( sống khoảng cuối TK 18~ đầu TK 19)
Người làng Mỹ Chánh- An Thơ; Là thứ phi- Vợ vua Quang Trung
Theo như tông phổ dòng họ Nguyễn viết bằng chữ Hán, ở làng Mỹ chánh, huyện Hải lăng Quảng trị thì cô con gái út của ông Nguyễn Văn Cẩn (1712-1771) giữ một chức quan nhỏ vào mạt kỳ thời chúa Nguyễn ở Phú xuân,và bà Nguyễn Thị Ai (1714-1772) đã gả cho vua Quang Trung. Nguyên văn tông phổ chữ Hán ghi:
3-LÀNG HỘI KỲ- XÃ HẢI CHÁNH- HẢI LĂNG
4-LÀNG HƯNG NHƠN- XÃ HẢI HOÀ- HẢI LĂNG
Tộc phả dòng họ Lê Ngọc thôn Hưng Nhơn (Trước 1954 là Lê Đức) trùng tu năm Thành Thái đệ nhị niên (1890) chép:
Hai em trai Bà:
1- Ông Lê Đức Thiệu : Hiệp Lý triều Gia Long- Minh Mạng.
2- Ông Lê Đức Thống : Chưởng Vệ triều Gia Long-Minh Mạng.
Tộc phả không ghi bà giá vu (gả) cho vua nào, nhưng xét trong một gia đình có cha là Đội trưởng, các em trai là Hiệp Lý, Chưởng Vệ. Các cậu ruột là 2 Ngài Hầu : Già cha, Già ông nguyên là Hộ bộ thượng thư triều Tây sơn ( có sắc phong của vua Cảnh Thịnh- Con Hoàng đế Nguyễn Huệ) và Ngài Già cha lại vô tự...Cho nên có thể phỏng đoán Bà nhập cung triều vua Cảnh Thịnh!
Tộc phổ họ Lê có ghi " Bà kỵ ngày 16 tháng 10 " nhưng không có mộ chí; dân gian Huế có câu:
" Đưa con vào Nội (Nội cung)" ý nói là kể như mất con rồi và lấy ngày ấy làm ngày giổ của con gái mình!...
....
Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kĩ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cưđịnh canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã
Trích:vi.wikipedia.org/Khi các ngài thuỷ tổ từ Thanh, Nghệ...
Dứt ruột rời bỏ quê hương tiến vào Ô Châu ác địa, tìm miền đất hứa mới. Họ mang trên lưng hành trang vật dụng, vũ khí, lương thực...Chắc chắn không thể thiếu nông cụ, giống lúa, khoai...Họ mang theo nền văn minh lúa nước tiến vào, khai phá...Một số dừng lại bên dòng Ô Lâu. Lập làng, vở ruộng, nương nhờ từng giọt nước mát, từng hạt phù sa của dòng sông này nuôi nấng ruộng lúa, nương khoai. Đã biết bao thế hệ sinh ra, lớn lên bên dòng sông này...Người đẹp thì nơi đâu, thời nào cũng có; Nhưng tại nơi đây, bên sóng nước Ô Lâu, dòng sông từ bao lâu vẫn mang một cái tên đầy âm hưởng quá khứ! Không rỏ có dòng sông nào khác sản sinh ra nhiều mỹ nhân như dòng sông quê tôi không?...
1-LÀNG CÂU NHI- XÃ HẢI TÂN- HẢI LĂNG
Ô Châu cận lục ra đời năm 1553 (Nguyễn Khắc Thuần dịch,hiệu đính và chú giải- Trang 117 dòng 4) ghi:
CÂU NHI HẬU CUNG
Bà người làng Câu Nhi, Huyện Hải Lăng, có nhan sắc nên được triều Lê ( triều Lê Sơ 1428-1527) tuyển vào hậu cung.
Không rỏ danh tánh Bà? Có thể được ghi trong gia phả các họ tộc làng Câu Nhi!!!...
2-LÀNG MỸ CHÁNH- XÃ HẢI CHÁNH (GỐC LÀNG AN THƠ)
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=6078.10;wap2
BÀ NGUYỄN THỊ BÍCH ( sống khoảng cuối TK 18~ đầu TK 19)
Người làng Mỹ Chánh- An Thơ; Là thứ phi- Vợ vua Quang Trung
Theo như tông phổ dòng họ Nguyễn viết bằng chữ Hán, ở làng Mỹ chánh, huyện Hải lăng Quảng trị thì cô con gái út của ông Nguyễn Văn Cẩn (1712-1771) giữ một chức quan nhỏ vào mạt kỳ thời chúa Nguyễn ở Phú xuân,và bà Nguyễn Thị Ai (1714-1772) đã gả cho vua Quang Trung. Nguyên văn tông phổ chữ Hán ghi:
"Nguyễn Thị Bích giá vu Quang Trung Hoàng đế bổn thôn xuất đinh, tịch tự thử thủy tốt vu cửu nguyệt, sơ thập nhật, mộ tại Vĩnh an thôn, gò Thỏ xứ".Tài liệu sưu tầm được ở địa phương cũng cho biết vào đầu thế kĩ thứ 18, dân làng An Thơ lên lập nghiệp, sinh sống ở Mỹ Chánh, quá trình tụ cư diễn ra nhanh chóng nhưng chưa được chính quyền cho xác lập là một làng chính thức; Cho đến thời Tây Sơn, khi làng có người con gái xinh đẹp gả cho vua Quang Trung, từ đó Mỹ Chánh mới được xuất đinh, xuất tịch.
3-LÀNG HỘI KỲ- XÃ HẢI CHÁNH- HẢI LĂNG
BÀ DƯƠNG THỊ NGỌT- CỬU GIAI TÀI NHÂN- VỢ VUA THÀNH THÁI (CUỐI THẾ KỸ 19)
http://khuyenhocolau.net/forum/archive/index.php/thread-133.html
http://khuyenhocolau.net/forum/archive/index.php/thread-133.html
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa, bến cũ, con đò khác đưa...
Lâu nay, người ta những tưởng đó là “tình sử Ô Lâu” duy nhất. Nào ngờ, bên dòng Ô Lâu còn có một cuộc “lỗi hẹn” trăm năm buồn thảm hơn nữa giữa vua Thành Thái với bà Dương Thị Ngọt ở thôn Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, một người con gái đẹp như thể được sinh ra từ nguồn nước Ô Lâu ngọt mát............Các thôn làng ven sông Ô Lâu kề cận kinh thành Huế; Hơn 500 năm qua có biết bao sĩ phu, quan lại sinh ra bên sóng nước này, đã phục vụ cho triều đình phong kiến. Ngày ấy, các vị vua chúa đa số chọn cung tần mỹ nữ là con em trong tầng lớp quan lại để làm phên dậu, bảo vệ cho vương triều...! Còn bao nhiêu mỹ nữ nữa mà danh tính còn nằm ẩn đâu đấy trong tộc phổ các dòng họ ven sông Ô Lâu?...
Trong quá trình điền dã để lần theo dấu vết cuộc tình này, một cuộc tình chưa thấy được viết ra trong các sách kể chuyện “thâm cung bí sử” triều Nguyễn, chúng tôi may mắn được ông Dương Quang Diêu ở Hội Kỳ, người cháu họ của bà Ngọt ở đời thứ 3 (nếu tính từ đời bà) cung cấp một số tài liệu xưa và những lời kể “mật truyền” trong gia tộc để ít nhiều dựng lại được cuộc tình này.
Bà Dương Thị Ngọt là con gái của ông Dương Quang Xứng, một vị quan trải qua nhiều đời vua triều Nguyễn. Trong gia phả của gia tộc họ Dương tại nhà ông Dương Quang Diêu, hiện còn cất kèm một tờ sắc của vua Đồng Khánh và một văn bản của Bộ Lại, thời vua Thành Thái ban cấp cho ông Dương Quang Xứng, cho biết ông Xứng từng giữ chức Viên ngoại lang ở Nha thương trường (tức kho lương thực), tiếp đó, vào năm 1885, niên hiệu Đồng Khánh được thăng chức Lang trung, đến năm Thành Thái thứ 6 (1894) được thăng chức Thái bộc tự khanh, rồi đến chức Bố chính tỉnh Khánh Hoà (chức quan trông coi việc tài chính ở tỉnh). Cùng với con đường thăng tiến của ông Xứng, bà Ngọt từ một cô thôn nữ “quê mùa” bỗng trở thành một “bà vua” là chuyện dễ hiểu.
Bà Ngọt được chọn làm bà phi thứ 9 của vua Thành Thái. Bia mộ trong lăng của bà đặt tại thôn Hội Kỳ, Hải Chánh đã ghi rõ điều đó: “Hoàng triều cửu giai tài nhân thuỵ Thục Thuận Dương Thị chi tẩm, Thành Thái thập tam niên bát nguyệt cát nhật tạo”, dịch là: Lăng của bà họ Dương, bà phi của nhà vua được xếp vào bậc “cửu giai tài nhân”, có tên thuỵ (tên đặt cho người có địa vị sau khi chết, dưới thời phong kiến) là Thục Thuận, lăng được dựng vào ngày lành, tháng 8, năm Thành Thái thứ 13 (tức năm 1901). Ta biết rằng, trong nội cung triều Nguyễn, kể từ đời vua Minh Mạng trở về sau, các bà phi được xếp hạng theo 9 bậc thứ tự gồm: nhất giai phi, nhị giai phi, tam giai tần, tứ giai tần, ngũ giai tần, lục giai tiệp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân và cửu giai tài nhân. Bà Ngọt được xếp vào bậc “cửu giai tài nhân”, bậc 9, được hưởng lương 180 quan tiền và 48 vuông gạo. Bà sinh được một hoàng nam nhưng bị đau chết, khi mới một tuổi. Là một bà vua nhưng bà Ngọt có số phận hết sức bi đát, do bởi bà đã được sinh ra bên dòng sông “tình sử Ô Lâu” định mệnh kia chăng?
Ông Dương Quang Diêu đã 70 tuổi, tuổi “cổ lai hy” mà vẫn còn minh mẫn nhớ như in những lời “mật truyền” trong gia tộc về cái chết oan khốc của bà Ngọt: “Vua Thành Thái không để tóc dài như các vua khác mà đã cắt tóc ngắn. Một hôm, sau khi đã cắt tóc ngắn xong, vua dạo một lượt qua các bà phi, hỏi xem có đẹp không. Bà nào cũng khen đầu vua đẹp. Chỉ riêng bà Ngọt đã không khen lại còn buột miệng bảo: “Trông giống như kẻ cướp ấy”. Vua nổi giận, liền đem bỏ bà Ngọt vào nấu trong vạc dầu”. Lời kể của ông Diêu về tình tiết dẫn đến cái chết của bà Ngọt có thể chưa sát với sự tình (thời nhà Nguyễn không có chuyện dùng vạc dầu để trị người phạm tội) nhưng rõ ràng là bà Ngọt đã phạm tôi khi quân (tội khinh vua), phải chuốc lấy cái chết. Còn nhớ, dưới thời vua Minh Mạng, có một bà phi vào chầu vua 5 năm rồi mà chưa được chung chăn gối, một hôm, nhân vua ngủ trưa bèn liều hôn trộm vua một cái, vua còn xử tử ngay, huống nữa là trường hợp của bà Ngọt.
Dù bà Ngọt bị buộc tội chết, vua vẫn lo cho lễ mai táng bà chu đáo, theo đúng nghi thức xứng với một “bà vua”. Chính thế mà khi thuật lại đám tang của bà Ngọt với chúng tôi, ông Diêu đã thoát ra ngoài cái giọng trầm đục vì nặng nỗi bi thương để cất cao giọng pha chút tự mãn: “Đám tang bà Ngọt được đưa từ Huế về Quảng Trị bằng đò theo đường sông Ô Lâu, về cập bến chợ Hôm, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Từ chợ Hôm, người ta gánh bộ quan tài bà Ngọt đi trên chiếu hoa rải cho đến tận thôn Hội Kỳ. Chi phí mai táng, xây dựng lăng tẩm, nhà vua phải chịu. Vua còn cấp cho 4 người từ phu coi lăng, mỗi người được cấp 3 sào ruộng miễn thuế và ngoài ra còn được miễn các thứ sưu dịch”.
Đến đây, có một điều nghi vấn đặt ra: nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm khốc của bà Ngọt có liên quan sâu xa gì đến tâm sự u uất của vua Thành Thái không? Ông vua yêu nước Thành Thái đã từng giả điên để che giấu mưu đồ chống Pháp (bởi thế mà ông từng được mệnh danh là “vua điên”). Quyền hành nhà vua bị thực dân Pháp thu hẹp dần, mọi cải cách nhà vua đưa ra đều bị cản trở. Cả đến những cử chỉ “duy tân” của nhà vua như tự lái xe hơi, lái xuồng máy, cắt tóc ngắn...cũng bị khâm sứ Pháp và bọn bồi Tây dò xét, nghi ngại. Thậm chí, chúng còn phao tin nhà vua điên thật để kiếm cớ truất phế. Vậy cái chết của bà Ngọt có liên quan gì đến chuyện “giả điên” của vua Thành Thái không, có liên quan gì đến một khúc quanh của lịch sử không? Mọi uẩn khúc này hy vọng sẽ được thời gian soi xét.
Trích : NGUYỄN HOÀN
4-LÀNG HƯNG NHƠN- XÃ HẢI HOÀ- HẢI LĂNG
BÀ LÊ THỊ PHẬN (CUỐI THẾ KỸ 18- TRIỀU TÂY SƠN- VUA CẢNH THỊNH)
"Thập tam thế (đời 13) bà Lê Thị Phận- Lấy chồng nhà Vua- Không con, kỵ ngày 16 tháng 10 "Bà là con gái lớn của ngài Đội Trưởng- Lê Đức Toản sống thời Chúa Nguyễn mạt~ Tây sơn (cuối TK 18)
Hai em trai Bà:
1- Ông Lê Đức Thiệu : Hiệp Lý triều Gia Long- Minh Mạng.
2- Ông Lê Đức Thống : Chưởng Vệ triều Gia Long-Minh Mạng.
Tộc phả không ghi bà giá vu (gả) cho vua nào, nhưng xét trong một gia đình có cha là Đội trưởng, các em trai là Hiệp Lý, Chưởng Vệ. Các cậu ruột là 2 Ngài Hầu : Già cha, Già ông nguyên là Hộ bộ thượng thư triều Tây sơn ( có sắc phong của vua Cảnh Thịnh- Con Hoàng đế Nguyễn Huệ) và Ngài Già cha lại vô tự...Cho nên có thể phỏng đoán Bà nhập cung triều vua Cảnh Thịnh!
Tộc phổ họ Lê có ghi " Bà kỵ ngày 16 tháng 10 " nhưng không có mộ chí; dân gian Huế có câu:
" Đưa con vào Nội (Nội cung)" ý nói là kể như mất con rồi và lấy ngày ấy làm ngày giổ của con gái mình!...
....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét