Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

TRAO ĐỔI VỚI BẠN ĐỌC HP

Một góc làng quê Hưng Nhơn- photo Khoa
Chân thành cảm ơn những trao đổi cởi mở, và chỉ giáo của HP. Blogger xin ghi nhận và mong được nhiều sự quan tâm của HP.
trích:
 ... HP quê ở hai bờ Ô lâu giang và biết khá nhiều nhân vật hiện thời ở làng quê ...

Thế thì hay quá, nếu tiện HP có thể cho biết thêm tư liệu, thông tin. 
trích:...Tuy nhiên để so sánh trường hợp làm hay không làm tiên chỉ của 2 ông thì không thể căn cứ một sự kiện nhỏ của ông này để kết luận một sự kiện của ông khác...
 Rất chuẩn xác,
nhưng Blogger đâu dám so sánh như vậy! Blogger chỉ đưa lên những thông tin cóp nhặt được, hầu mong mọi người bàn luận để tìm đến sự thật lịch sử.
Câu :Có thể trường hợp cụ Trần Văn Lý ngồi chức tiên chỉ làng Hưng Nhơn ngày ấy cũng do lệ "Nhân Tước" chăng? Là câu nghi vấn chứ không phải khẳng định.
trích:...có đề cập đoạn ”Khi được nhà nước bảo hộ ở Hà Nội tư án quán, tòa công sứ và dinh tuần vũ tỉnh Quảng Bình báo cho làng Đại Phong lên tỉnh rước sắc bằng cụ Khả, thì ban hội tề làng này từ khước viện lý do làng Đại Phong không có ai tên là Ngô Đình Khả cả, bởi vì nếu nhận có, tất cụ Ngô Đình Khả sẽ là vị tiên chỉ của làng này (Nhân Tước), vì khi ấy trong này chỉ có những quan nhỏ cửu, bát phẩm mà thôi...” Không biết bác đã cân nhắc đoạn văn trên trong điều kiện phù hợp chưa, nếu không sẽ dẫn đến oan sai cho các cụ thất, bát, cửu phẩm, hội tề,dân làng...

Trong bài: Tiên chỉ làng Hưng Nhơn- Trần Văn Lý có đoạn:

trích:Có một tư liệu về chức vị Tiên Chỉ được bầu theo nhân tước:
http://langdaiphong.vnweblogs.com/print/21801/282212... Xưa có giai thoại kể rằng:....
Đoạn này hoàn toàn đưa tư liệu của trang http://langdaiphong.vnweblogs.com/print/21801/282212 
lên để tham khảo,có thể xem thêm trang:
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/phong-thuy/chi-tiet/giai-thoai-ve-ngoi-mo-nha-ho-%E2%80%9Cngo-dinh%E2%80%9D-tai-huyen-le-thuy-tinh-quang-binh-2852/
trích:...Thời bấy giờ nhà nước bảo hộ ở Hà Nội tư án quán, toà công sứ, dinh tuần vũ báo cho làng lên tỉnh rước sắc bằng, sắc phong thì các cụ “sướng rân” vui mừng, hân hạnh hoan hỷ đón nhận, vì đây là niềm vinh dự của làng và các cụ cũng không dám chống lệnh. Cháu thấy các cụ cửu, bát, thất, lục phẩm, cụ hương, cụ kiểm, cụ lý của nhiều làng đa phần rất hiểu biết, nho phong, lễ nghĩa, văn chương, độ lượng, quân tử, nhân từ, nhìn xa trông rộng lắm.
b/ Có tư liệu viết rằng ông Khả nguyên quán huyện Xuân Dục, phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình sau dời về làng Đại Phong, huyện Lệ Thuỷ cùng tỉnh. Mặt khác suy nghĩ lại khi ông Khả làm quan thượng thư, cơ mật viện, tổng quản cấm thành, phó tướng cho ông Nguyễn Thân các cụ cũng ‘ngại’.
c/ Khi làm Phó tướng cho Nguyễn Thân ra Bắc đánh dẹp nghĩa quân Cần Vương ở Vụ Quang, ông đã có động chạm đến mồ mã thi hài của ông Phan Đình Phùng.
Theo thiển ý của blogger thời gian này cụ Khả mới ngoài 20, một ông thông phán trẻ (chưa có thành tích gì), nguyên là "dân ngụ"; (Ngày nay ở một số vùng quê Quảng Trị, nhiều làng vẫn còn phân biệt họ khai canh với dân ngụ cư, có họ lưu trú hơn 100 năm, con cháu lưu hạ đến đời thứ 5, thứ 6 mà vẫn chưa được nhập họ làng; Cúng đình làng hàng năm vẫn chưa được chính thức tế lễ...!)
Và còn có thuyết cha cụ Khả làm nghề chài lưới. http://www.lethuyquetoi.blogspot.com/2012/06/normal-0-false-false-false.html  
..."dân kẻ trài" ! "kẻ nôốc"!!!  Nếu là dân Bình- Trị- Thiên trên 40 tuổi chắc đều có thể cảm nhận được tình cảm của các cụ làng Đại Phong khi nhận được "Tư án quán" hơn 100 năm về trước!
 Vài dòng gởi HP, mong được quan tâm, trao đổi hơn nữa! Các thông tin, nhận xét của HP sẽ được blogger trân trọng, cập nhật.
Chúc an khang! 
Chào!
Blogger

( Theo DÕI TÌM TÔNG TÍCH NGƯỜI XƯA của nhà gia phả học hàng đầu Việt Nam- Dã Lan Nguyễn Đức Dụ; Trong cây phả hệ dòng họ Ngô Quyền có các chi Ngô Đình ở Lệ Thủy...

Ngô Quyền (đời thứ 5)
Ngô Tuấn (đời thứ 9)- Lý Thường Kiệt
...
Ngô Văn Sở (tướng Tây Sơn)
Ngô Sĩ Liên (Sử gia)
Ngô Chân Lưu (Khuôn việt đại sư)
Ngô Thì Sĩ
Ngô Thời Nhiệm
...
Nguyễn Quang Bích (gốc họ Ngô) 1832- 1890 Lễ bộ thượng thư- Hiệp thống bắc kỳ quân vụ đại thần.....)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét