quê xa- ảnh photo Khoa |
Xin được giới thiệu tập sách Ông Nguyễn Như Xuân viết về quê hương
NHỚ LÀNG (KÌ I)
LỜI NÓI ĐẦU
Ai đã từng sống trong thời gian 80 năm cuối thế kỷ XX, đều có chung một MỆNH đó là mệnh Tha Phương. Mệnh Tha Phương không phải mệnh Trời mà là mệnh Đất Nước. Mệnh Trời có rủi may, mệnh Đất Nước thì bình đẳng không thiên vị ai, nghĩa là chia đều. Cái được cái mất mỗi người tự giải thích và tự bằng lòng với chính mình.
Rời nhà ra Bắc năm 25 tuổi, tôi ghi nhiều nhật ký, phần lớn là văn xuôi, trong đó tự tu như là phải viết. Có một số bài viết dạng như thơ. Tất cả đều thất lạc, thơ dễ nhớ nên còn một số bài.
Năm 2000, tuổi tôi đã được xếp vào danh sách “cổ lai hy” tin là mệnh Trời không nhòm ngó gì nữa. May quá, nhờ mệnh Đất Nước (gắn liền với mệnh Tha phương) nên nay có một số vốn (bí mật tổng) cho vay để nhận lãi hằng tháng chi dùng cho cuộc sống nên yên chí thanh thản mang bầu quảy gánh tìm về.
Ở quê chưa được bao lâu, (có lẽ) tôi chưa trả hết “Mệnh Đời”, nên phải tha phương tiếp. Ngồi viết những dòng này không là đất quê nhà. Xa quê nhớ Làng, nhớ được gì là viết ( có câu chuyện nhớ không chắc cũng không có bạn gần để hỏi han), qua trang viết, hy vọng nhận được những bổ sung của bà con, thân hữu, các vị am hiểu…giúp tôi hiểu thêm và sửa chữa làm cho bài viết được tin cậy.
Thưa các bạn! Đây không phải là cuốn sách nghiên cứu đề cập một nội dung hoàn chỉnh mà là những bài viết tản mạn chung quanh chuyện làng quê mang tầm nhớ của cá nhân (có tham khảo và trích nội dung tư liệu tin cậy đã công bố trên “mạng”) .
Trong bài viết có ghi rỏ “tên cúng cơm” của các bậc đã về với tổ tiên, bởi sự cần thiết của chứng tích. Kính mong sư thông cảm của thân nhân.
Là những bài viết ban đầu chắc chắn có những thiếu sót, kính xin được góp ý bổ sung. Để tiện tiếp cận xin gửi đến Phô tô Khoa, có cửa hàng chụp ảnh ở chợ Hưng nhơn.
email: nnhukhoa@gmail.com
hoặc gửi trực tiếp cho tôi.
Nhân ngày về làng gần đây, tôi vội in những bài đã viết gửi bạn bè, mai đây tôi viết sẽ gửi sau.
Tháng 7 - 2012
Nguyễn Thanh Xuân
Tên trong gia phả: Nguyễn Như Xuân
Tên thường gọi: Nguyễn Thanh Xuân
Ngày sinh: 06-6-1929
Quê quán: Hưng Nhơn - Hải Hoà- Hải Lăng- Quảng Trị
Thường trú: 487/2 Đường Cổ Nhuế- Từ Liêm- Hà Nội
Đt: 04 6265 0037 — 0986 465 346
Email: nhuxuan29@gmail.com
Làng Hưng nhơn có tự bao giờ ?
Theo sử sách nước ta, trước năm 1975 nhân dân phía Bắc vào Nam có hai đợt lớn: Một là năm 1306 và hai là năm 1558.
Năm 1306, khi vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý (nay là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) làm lễ vật dẫn cưới Huyền Trân Công chúa (con vua Trần Nhân Tông) thì nhân dân Thanh Hoá, Nghệ An ồ ạt vào tiếp nhận. Đến năm 1558, khi Nguyễn Hoàng, tránh thế kìm kẹp của Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá (Quảng Trị-TTH) nhân dân Thanh Hoá Nghệ An lại rầm rộ đi theo. Dĩ nhiên các năm sau đó nhân dân vẫn tiếp tục di chuyển vào
Tôi được đọc lời tựa trong tộc phả họ Nguyễn (Đức, Hữu, Như) họ xếp thứ tự khai canh thứ hai trong sáu họ của Làng.
Lời tựa nói rõ: Ba ngài từ đất Hoan châu - Nghệ an theo Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào năm 1558 (Mậu Tý).
Tôi lại được đọc một cuốn sách nhan đề là Ô châu cận lục ghi chép đề cập đến nhiều phương diện liên quan như núi sông, sản vật, phong tục, thành quách, danh lam. phú thuế, quan chức, nhân vật…của dải đất miền trung đặc biệt là hai châu Ô, Lý.
Ô châu cận lục do Dương Văn An, Thượng thư triều Mạc Phúc Nguyên (1547-1553) biên soạn. Dương Văn An người xã Tuy Lộc, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Năm 31 tuổi ông đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Đinh Mùi – 1547. Năm 1553 ông dựa vào hai tập sách của hai bạn đồng hương (sử không ghi tên hai vị này - NTX) ông thu thập thêm những điều tai nghe mắt thấy, rồi bổ sung, hiệu đính, nhuận sắc… và lưu truyền lại ngày nay.
Ô châu cận lục gồm 6 quyển trong đó quyển ba nói về phân chia đơn vị hành chính. Hai châu Ô, Lý này (gọi Trị, Thiên cho dễ nhớ) chia ra 6 phủ huyện. Huyện Hải Lăng là huyên duy nhất không thay đổi tên. Hải Lăng có 49 xã gồm An Thư (An Thơ), Vĩnh Hưng (Hưng Nhơn) Văn Quỹ, Câu Nhi, Hà Lộ (Hà Lỗ)… cho đến xã thứ 49.
Một vấn đề tôi còn phân vân là trước 1553 đã có làng Vĩnh Hưng thế thì ba ngài lập họ Nguyễn chắc gì đã theo Nguyễn Hoàng vào năm 1558 ?.
Đề nghị bà con ai có thêm tín sử xin mách bảo.
Xin cám ơn,
Nguyễn Thanh Xuân
Tên làng
Tìm hiểu ý nghĩa tên làng- Làng Hưng nhơn
Làng ta có ba lần đặt tên :
Lúc các ngài từ đất Hoan Châu- Nghệ an (khoảng những năm 1480 -1558) vào lập làng ở đất Câu Hoan (nay là thôn Câu Hoan xã Hải Thiện) đặt tên làng là Vĩnh Phước, sau đó dời vào nơi chúng ta đang ở hiện nay và đặt tên là Vĩnh Hưng. Đến triều Tự Đức (khoảng những năm 1848-1853), triều đình chỉ dụ bắt phải đổi vì trùng tên lăng Vĩnh Hưng (1), làng đổi tên là Hưng Nhơn .
Vĩnh Phước ( ), Vĩnh Hưng ( ), Hưng Nhơn ( ) là từ Hán Việt :
Đặt ba lần tên làng gồm 6 chữ: 2 chữ Vĩnh, 2 chữ Hưng, 1 chữ Phước và 1 chữ Nhơn.
Nghĩa của những chữ trên:
Tách từng chữ
+ Vĩnh = lâu dài, mãi mãi ( vĩnh viễn, vĩnh cữu…)
+ Phước (phúc) = những sự tốt lành gọi là phúc (phúc đức, phúc hậu, phước lộc song toàn, con nhà có phước…)
+ Hưng = dậy, đứng lên (ở ta khi xướng lễ: đứng dậy xướng là hờờng), hưng thịnh, hưng vượng…, một âm nữa gọi là hứng (hứng thú, cao hứng, cảm hứng…)
+ Nhân (nhơn) = lòng thương người ( nhân nghĩa, nhân đức, nhân đạo, nhân từ, nhân hậu…) ta thường dùng chữ nhơn, nhơn đồng nghĩa với nhân.
Ghép lại thành tên làng:
Vĩnh phước: Làng có sự tốt lành mãi mãi.
Vĩnh hưng : Làng luôn luôn vươn lên, luôn thịnh vượng.
Hưng nhơn : Làng luôn chủ trọng làm điều nhân đức…(đạo lý làm người).
Các ngài khai canh cũng như hậu duệ đều là đại nho, uyên thâm. Một chí hướng mong cho con dân mãi mãi giữ đạo làm người.
Cảm nhận
Như trên đã phân tích ý nghĩa, tên làng đặt đầu tiên: Vĩnh phước là mong muốn là hy vọng (bao hàm cả cầu trời) sao cho con dân sống thương yêu nhau nhờ phước đức của tổ tiên và muôn phương giúp đỡ.
Vĩnh Hưng là muốn con dân phải tự mình vươn lên, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình để làng ta ngày càng thịnh vượng.
Hưng nhơn là tên mà các ngài nâng lên một tầm cao hơn : không những cho ta mà mở rộng lòng nhân đức, nhân ái nghĩa là biết thương yêu đồng loại để trọn đạo làm người .
Được sống với cộng đồng như thế, là một con dân trong làng ai cũng muốn nối tiếp chí khí ông cha làm cho quê hương ngày càng rạng rỡ và giàu đẹp.
......................................................................................
(+) Lăng Vĩnh Hưng thờ bà chính phi Chiêu Thánh Hoàng hậu Châu Thị Viên, vợ chúa Nguyễn Phúc Tần, tọa lạc tại làng An Ninh, xã Thuỷ Bằng, huyện Hương thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bà mất ngày 26/12/1684, được truy phong là Từ Mậu Chiêu Thánh Cung Tình Trang Thận Hiếu Tiết Hoàng hậu. Triều vua Tự đức xây lăng và đặt tên trùng với tên làng ta. Thế là vua bắt làng ta phải thay tên khác. Làm vua bất chấp công lý, bởi làng ta đặt tên trước. Lâu nay tôi vốn tôn sùng trí tuệ, nhất là lĩnh vực văn chương của vua Tự đức thế mà lần khảo cứu này tôi thấy ông thật kém hay là ông tin vào thượng thư bộ Lễ mà không chú ý. Ai đời đặt tên “mồ” cho người chết mà vĩnh hưng (vĩnh hưng là đứng dậy mãi, không được nằm). Tôi mách cho rất dễ thấy: địa điểm xây lăng ở làng An ninh, sao không đặt là Vĩnh an (vĩnh an là yên giấc ngàn thu). Có đẹp không nào! Bây giờ đổi lại Vĩnh an, làng Vĩnh an cũng không can chi. Thời thế khác rồi.
Nói cho bui thế thôi! ./. (còn tiếp)
Nhân ngày về làng gần đây, tôi vội in những bài đã viết gửi bạn bè, mai đây tôi viết sẽ gửi sau.
Tháng 7 - 2012
Nguyễn Thanh Xuân
Tên trong gia phả: Nguyễn Như Xuân
Tên thường gọi: Nguyễn Thanh Xuân
Ngày sinh: 06-6-1929
Quê quán: Hưng Nhơn - Hải Hoà- Hải Lăng- Quảng Trị
Thường trú: 487/2 Đường Cổ Nhuế- Từ Liêm- Hà Nội
Đt: 04 6265 0037 — 0986 465 346
Email: nhuxuan29@gmail.com
Làng Hưng nhơn có tự bao giờ ?
Theo sử sách nước ta, trước năm 1975 nhân dân phía Bắc vào Nam có hai đợt lớn: Một là năm 1306 và hai là năm 1558.
Năm 1306, khi vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý (nay là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) làm lễ vật dẫn cưới Huyền Trân Công chúa (con vua Trần Nhân Tông) thì nhân dân Thanh Hoá, Nghệ An ồ ạt vào tiếp nhận. Đến năm 1558, khi Nguyễn Hoàng, tránh thế kìm kẹp của Trịnh Kiểm đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá (Quảng Trị-TTH) nhân dân Thanh Hoá Nghệ An lại rầm rộ đi theo. Dĩ nhiên các năm sau đó nhân dân vẫn tiếp tục di chuyển vào
Tôi được đọc lời tựa trong tộc phả họ Nguyễn (Đức, Hữu, Như) họ xếp thứ tự khai canh thứ hai trong sáu họ của Làng.
Lời tựa nói rõ: Ba ngài từ đất Hoan châu - Nghệ an theo Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào năm 1558 (Mậu Tý).
Tôi lại được đọc một cuốn sách nhan đề là Ô châu cận lục ghi chép đề cập đến nhiều phương diện liên quan như núi sông, sản vật, phong tục, thành quách, danh lam. phú thuế, quan chức, nhân vật…của dải đất miền trung đặc biệt là hai châu Ô, Lý.
Ô châu cận lục do Dương Văn An, Thượng thư triều Mạc Phúc Nguyên (1547-1553) biên soạn. Dương Văn An người xã Tuy Lộc, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Năm 31 tuổi ông đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Đinh Mùi – 1547. Năm 1553 ông dựa vào hai tập sách của hai bạn đồng hương (sử không ghi tên hai vị này - NTX) ông thu thập thêm những điều tai nghe mắt thấy, rồi bổ sung, hiệu đính, nhuận sắc… và lưu truyền lại ngày nay.
Ô châu cận lục gồm 6 quyển trong đó quyển ba nói về phân chia đơn vị hành chính. Hai châu Ô, Lý này (gọi Trị, Thiên cho dễ nhớ) chia ra 6 phủ huyện. Huyện Hải Lăng là huyên duy nhất không thay đổi tên. Hải Lăng có 49 xã gồm An Thư (An Thơ), Vĩnh Hưng (Hưng Nhơn) Văn Quỹ, Câu Nhi, Hà Lộ (Hà Lỗ)… cho đến xã thứ 49.
Một vấn đề tôi còn phân vân là trước 1553 đã có làng Vĩnh Hưng thế thì ba ngài lập họ Nguyễn chắc gì đã theo Nguyễn Hoàng vào năm 1558 ?.
Đề nghị bà con ai có thêm tín sử xin mách bảo.
Xin cám ơn,
Nguyễn Thanh Xuân
Tên làng
Tìm hiểu ý nghĩa tên làng- Làng Hưng nhơn
Làng ta có ba lần đặt tên :
Lúc các ngài từ đất Hoan Châu- Nghệ an (khoảng những năm 1480 -1558) vào lập làng ở đất Câu Hoan (nay là thôn Câu Hoan xã Hải Thiện) đặt tên làng là Vĩnh Phước, sau đó dời vào nơi chúng ta đang ở hiện nay và đặt tên là Vĩnh Hưng. Đến triều Tự Đức (khoảng những năm 1848-1853), triều đình chỉ dụ bắt phải đổi vì trùng tên lăng Vĩnh Hưng (1), làng đổi tên là Hưng Nhơn .
Vĩnh Phước ( ), Vĩnh Hưng ( ), Hưng Nhơn ( ) là từ Hán Việt :
Đặt ba lần tên làng gồm 6 chữ: 2 chữ Vĩnh, 2 chữ Hưng, 1 chữ Phước và 1 chữ Nhơn.
Nghĩa của những chữ trên:
Tách từng chữ
+ Vĩnh = lâu dài, mãi mãi ( vĩnh viễn, vĩnh cữu…)
+ Phước (phúc) = những sự tốt lành gọi là phúc (phúc đức, phúc hậu, phước lộc song toàn, con nhà có phước…)
+ Hưng = dậy, đứng lên (ở ta khi xướng lễ: đứng dậy xướng là hờờng), hưng thịnh, hưng vượng…, một âm nữa gọi là hứng (hứng thú, cao hứng, cảm hứng…)
+ Nhân (nhơn) = lòng thương người ( nhân nghĩa, nhân đức, nhân đạo, nhân từ, nhân hậu…) ta thường dùng chữ nhơn, nhơn đồng nghĩa với nhân.
Ghép lại thành tên làng:
Vĩnh phước: Làng có sự tốt lành mãi mãi.
Vĩnh hưng : Làng luôn luôn vươn lên, luôn thịnh vượng.
Hưng nhơn : Làng luôn chủ trọng làm điều nhân đức…(đạo lý làm người).
Các ngài khai canh cũng như hậu duệ đều là đại nho, uyên thâm. Một chí hướng mong cho con dân mãi mãi giữ đạo làm người.
Cảm nhận
Như trên đã phân tích ý nghĩa, tên làng đặt đầu tiên: Vĩnh phước là mong muốn là hy vọng (bao hàm cả cầu trời) sao cho con dân sống thương yêu nhau nhờ phước đức của tổ tiên và muôn phương giúp đỡ.
Vĩnh Hưng là muốn con dân phải tự mình vươn lên, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình để làng ta ngày càng thịnh vượng.
Hưng nhơn là tên mà các ngài nâng lên một tầm cao hơn : không những cho ta mà mở rộng lòng nhân đức, nhân ái nghĩa là biết thương yêu đồng loại để trọn đạo làm người .
Được sống với cộng đồng như thế, là một con dân trong làng ai cũng muốn nối tiếp chí khí ông cha làm cho quê hương ngày càng rạng rỡ và giàu đẹp.
......................................................................................
(+) Lăng Vĩnh Hưng thờ bà chính phi Chiêu Thánh Hoàng hậu Châu Thị Viên, vợ chúa Nguyễn Phúc Tần, tọa lạc tại làng An Ninh, xã Thuỷ Bằng, huyện Hương thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bà mất ngày 26/12/1684, được truy phong là Từ Mậu Chiêu Thánh Cung Tình Trang Thận Hiếu Tiết Hoàng hậu. Triều vua Tự đức xây lăng và đặt tên trùng với tên làng ta. Thế là vua bắt làng ta phải thay tên khác. Làm vua bất chấp công lý, bởi làng ta đặt tên trước. Lâu nay tôi vốn tôn sùng trí tuệ, nhất là lĩnh vực văn chương của vua Tự đức thế mà lần khảo cứu này tôi thấy ông thật kém hay là ông tin vào thượng thư bộ Lễ mà không chú ý. Ai đời đặt tên “mồ” cho người chết mà vĩnh hưng (vĩnh hưng là đứng dậy mãi, không được nằm). Tôi mách cho rất dễ thấy: địa điểm xây lăng ở làng An ninh, sao không đặt là Vĩnh an (vĩnh an là yên giấc ngàn thu). Có đẹp không nào! Bây giờ đổi lại Vĩnh an, làng Vĩnh an cũng không can chi. Thời thế khác rồi.
Nói cho bui thế thôi! ./. (còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét