Xin được giới thiệu tập sách Ông Nguyễn Như Xuân viết về quê hương
NHỚ LÀNG (KÌ III)
Bên cầu Cừa tháng 8/2012- ảnh Photo Khoa |
1- Vóc dáng địa lý
2- Vóc dáng tâm hồn
Tiểu
dẫn
Tôi
năm nay 84 tuổi (1929) xa quê hơn nửa đời người và đi nhiều nơi, đến đâu tôi cũng
khoe Làng Tôi là một trong những làng đẹp nhất bởi đường ngõ thẳng băng, gọn
gàng như bức tranh. Tôi nhớ vào Tết 1956-1957
khi đang học ở trường Trung cấp Nông lâm Trung ương, Hà nội, trên tờ
croki khổ 60 x 100 cm, tôi đã vẽ làng ta (khiêm tốn nói rằng) gần đúng 100% tỷ
lệ cho từng ngõ, từng nhà…trong đó ghi tên chủ nhà và trong nhà có mấy người,
Thú thật ngõ xóm ông Trần Công Dạ, Trần Công Hành (cầu Cừa) tôi chỉ nhớ
khoảng 70%. Cái may những năm đó tôi là Uỷ viên hội đồng nhân dân và Trưởng ban
Thông tin tuyên truyền xã Hải Phong, nhờ thế mà tôi đi sâu, đi nhiều. Xã
Hải Phong gồm 6 làng: Hà lỗ, Câu nhi, Văn quỹ, Hưng nhơn, An thơ và Phú kinh
(hai xã Hải hoà và Hải tân gộp lại), Đoàn tập kết ra Bắc cuối tháng 7-1954 là
Đoàn Hải phong do Nguyễn Ngôn người Hà lỗ- Trưởng đoàn), Cái chính là Làng gọn
dễ thấy dễ nhớ. Tiếc rằng năm tháng di chuyển nhiều nên thất lạc.
1- Vóc dáng địa lý
Xưa
nay hể đến vùng đất mới người ta thường chọn : một là sườn đồi núi, hai là ven
sông. Ông cha ta chọn ven sông: sông Ô Lâu. Nói là ở ven sông nhưng làng ta lại
không có sông (có, nhưng chỉ khoảng trên dưới 80 m), có người bảo vì đến sau
sau trước chưa là vấn đề. Tôi nói đến cùng
thời. Đến sau, sao lại có nhiều ruộng canh tác đến vậy. Bình quân đầu người có
khi nhiều hơn các làng khác. Chuyện đến sau trước ta sẽ tìm hiểu thêm.
Ít nhất cũng phải có một hoặc nhiều cuộc
họp giữa những người làng giáp ranh nhau để giăng dây đóng cọc: Hưng Nhơn - Văn
Quỹ - Hoà Viện và Hưng Nhơn –An Thơ
Làng ta được xác định: Đông giáp An Thơ,
tây giáp Văn Quỹ, nam giáp Hoà Viện và mấy chục mét của sông Ô Lâu, bắc là
đồng ruộng của làng ta.
Đứng trước
vị trí này, các đại gia làng ta với tâm hồn phong phú, giàu có về kiến thức thiết
kế, kiến trúc và chắc có nhiều kinh nghiệm nên đã chọn:
Khuôn viên làng hình chữ nhật khoảng
(300x1000)m, theo hướng: chiều dọc Đông Tây, chiều ngang Nam Bắc. Trên cơ cấu
này các nhà phải xây theo hướng Nam
(lấy vợ da ngà làm nhà hướng nam). Tôi nghỉ vóc dáng Làng là địa
lý nhân tạo không theo địa lý tự nhiên. Thật là một suy nghỉ
táo bạo và độc đáo.
ảnh photo Khoa |
Ruộng sau Rộôc (nhìn
từ đường Bạng vào)
Diện tích khuôn viên ước bằng 1/10 ruộng
canh tác-- diện tích ở / diện tích canh tác tỉ số 1/9, có nghĩa là ở
một làm
chín. Thời gian đã xác định con số này là hợp lý. Chắc chắn ruộng sau Rôộc là
đất dành cho dân cư khi con cháu đông lên.
Cái tầm nhìn như vậy liệu các chuyên gia,
kĩ sư trưởng, kiến trúc sư ở thế kĩ 21 đã mấy ai làm được?
Đi sâu
vào thực tế:
Phía bắc tuy là ruộng của mình, nhưng bị
mưa lũ, gió bão đe doạ nên đã đắp con đường Bạng cao rộng trồng cây làm bức
tường luỹ che chắn (chọn trồng cây tre Là ngà và chủ yếu là cây mưng) tre Là
ngà cây to cao nhiều gai, rậm, chẳng ai dám chui vào bụi Là ngà. Cây mưng chịu
nước chịu hạn tốt, rễ to bám rộng, sâu, cành chắc dẻo, lá rậm quanh năm không
những giao cho nó nhiệm vụ bảo vệ an
toàn cho dân, nó còn cung cấp thức ăn thú vị mỗi khi ra lộc non. Tôi còn
nhớ câu ca dao quê ta:
Cây mưng cạnh âm hồn làng- ảnh photo Khoa |
Đói nghèo rau má rau mưng Chồng ăn thiếp nhịn xin đừng xa nhau.
Phía nam giáp Làng Hoà Viện (chỉ có hai xóm của một làng Thừa Thiên Huế
giáp với hai làng của Quảng Trị, sẽ tìm hiểu sau) các vị đã cho đào một rãnh
(hói không phải hói, mương chẳng phải mương) vì không lúc nào có nước, chiều
rộng trên dưới một mét chắc là để xác định ranh giới.
Con
hói, lũy tre Làng (ảnh Phô tô Khoa)
Có
nguồn tin nói rằng trước kia ranh giới là một con hói đào sâu, tạo
một dãy đất dài trông như ngọn bút và tiếp đó là một vũng rộng trông
như nghiên mực. Khi tôi lớn lên chỉ thấy luỹ tre và cây bụi, cũng như đường
Bạng nhưng không rộng và chắc như đường Bạng. Song song với nó, đào một con
hói rộng trên dưới 10 mét chạy dọc từ sông Ô Lâu lên đến giáp ranh giới làng
Văn Quỹ rồi chạy thẳng ra ruộng, vừa tưới nước cho đồng ruộng vừa làm ranh giới giữa
hai làng. Đất đào hói đem đắp con đường cái . Giữa con đường cái và bờ hói trồng một luỹ tre
rợp bóng quanh năm. Dân làng lập từng bến để giặt giũ sinh hoạt. Có nước chảy
quanh làng cây cối tốt tươi, khí hậu ôn hoà.
Phía đông đất liền với làng An Thơ, lúc đầu
e cũng chỉ đóng cọc phân ranh giới, nhưng khi ngài em thứ ba (thành lập họ
Nguyễn: Đức, Hữu, Như có ba anh em ruột) tham gia chinh chiến trở về; Nhiều năm sau, triều
đình phong sắc tặng: Võ Địch Đại Tướng Quân và dụ cho Làng lập miếu thờ, hằng năm
đến ngày 16 tháng 6 Âm lịch làng tổ chức cúng giỗ. Tuân lệnh Triều đình, Làng
lập miếu thờ ở cạnh biên giới làng An Thơ và đặt tên miếu là Tả Thần Hoàng, có
nghĩa là ông thần trấn thủ đất ở phía tay trái. Nhân dân thường gọi là miếu
Ông. Thế là “lãnh địa” làng Hưng Nhơn chắc chắn biết chừng nào!
Khu
vực dân cư được chia làm ba xóm: giáp với Văn Quỹ là xóm Thượng đến Trung đến
Hạ. À lại là chuyện lạ xuất hiện: dòng nước chảy từ hạ lên thượng. Có cái hay
là bình độ đất phẳng như tờ giấy nên sáng nước từ sông Ô Lâu chảy vào đồng
ruộng, chiều nước chảy từ đồng ruộng ra sông. Phong thuỷ ấy tạo cho tâm hồn
người dân sống ôn hoà, thuần phác, thuỷ chung.
Chia ba xóm, mỗi xóm có một đường kiệt
(trôn) rộng chạy thẳng ra đồng ruộng và từ đầu làng đến cuối làng cứ cách nhau
25-30m có đường kiệt rộng chừng 3m, hai bên bố tri hai dãy nhà, ngõ thông ra
đường kiệt. Mai đây làm biển ngõ, nhà thì “ba mươi giây” là xong.
Đường làng ngày nay- ảnh Photo Khoa |
Viên
đá bí tích ở Càng. Tôi chỉ nhìn được một lần vào ngày giỗ Bà năm 2002 khi cùng
đoàn bô lão làng ra cúng. Một viên đá, một bí sử. Ai biết xin viết bài để nhân
dân ta đời đời nhớ ơn.
Tôi lại chỉ được một lần lên Thượng Nguyên
cùng các vị bô lão và cán bộ, nhân dân lên cúng đầu năm vào tết Tân Tỵ- 2001.
Vùng đất này có lẽ lập sau, nhằm trợ giúp cho ngày ba tháng tám. Phải gian khổ
lắm mới tạo được vùng đất này, bởi ở vùng độc canh lúa, ắt phải mang gạo
lên rừng đổi lấy củ khoai củ sắn.
ảnh thitho |
Nói vóc
dáng làng mà không đề cập đầy đủ về cái Bến Ngã Ba là một thiếu sót lớn. Bến
Ngã Ba, cái bến huyền thoại, bởi đó là nơi hội tụ sắc thái tươi mát của cả
Làng. Ngày nào cũng như ngày nào luôn nhộn nhịp trò chuyện râm ran, vui vẻ.
Thực thế, ai đang có chuyện lăn tăn gì đó, hể đến bến, cái buồn tiêu tan, tâm
hồn được hòa quyện với cái vẽ đẹp thuần khiết của trời mây sông nước tự lúc
nào. Bến Ngã Ba, bến thiên nhiên mà như nhân tạo. Đáy cát trắng tinh không một
tí bùn, chỗ cạn chỗ sâu: trẻ con vừa tắm vừa vọc cát, con trai đứng nước ngang
hông khoe cái bộ ngực nở nang và đôi cánh tay hộ pháp; con gái cố nhấn chìm gần
đến cổ thỉnh thoảng nhảy phóc lên cho tia nước phóng ánh hào quang. Cái gì đó
khiến người con trai kịp thấy bạn mình quảy đôi thùng gánh nước, lẹ làng vào bờ
và đôi tao gióng gọn gàng trên tay với một nụ cười rạng rỡ. Có những “chiếc”
tàu ngầm mà cô gái nào đó la lên “chân mình như có bàn tay ai nhầm”… Bến Ngã Ba
sáng từng đoàn người gánh nước giặt giũ. Bến Ngã Ba , trưa trâu mẹp; chiều đón
khách theo đò dọc vào Huế…Chuyện Bến Ngã Ba làng ta e phải có hằng trăm bài
viết cũng chưa đề cập hết. Với tôi nó là huyền thoại mãi mãi là huyền thoại.
Xin có lời đề nghị các bạn tham gia
viết nhiều về vóc dáng Làng. Tôi tạm dừng ở đây. Có chỗ nào chưa đúng cho ý
kiến, xin chân thành cám ơn
Như là
bức thư ngỏ:
Đề nghị các bạn viết các phong tục tập quán, những lễ hội cỗ truyền,
những ngành nghề và các trò chơi con trẻ…
Những năm yên bình trước 1945 chúng tôi thường chơi:
-Đá banh bưởi,
Ná bắn chim, Thả diều, Nạp vụ, Đánh căng cù, đánh đáo, đánh bi, đá kiện, đá hai chân, trốn tìm, đánh
giặc giả, đập chúng (Cồn đầu trâu)
Con gái thì:
Nhảy chồng chán, Ô ăn quan, Kẹc khắc, Vụ quay tôm cua, Thẻ ăn 1 ăn 10…
Tâp thể thì: Đua thuyền (gọi là bơi
trải), đua ghe, đánh bài tới - bài chòi, đánh cờ chòi, Cờ quân, Cờ kết, Tổ tôm
Các bài ca dao hò vè, nói lối…rất phong phú.
Làng Lễ : Lên cây nêu ngày 30 đến
mồng 7 hạ nêu (Ý nghĩa của cây nêu), Công giáo có kiệu, Làng có năm tổ chức
đánh đu, những năm 1943-1944 có đóng kịch, múa (do Nguyễn Đức Phụng –Trịnh đạo
diễn và chỉ huy)…
Các ngành nghề: Làm ruộng (gian khổ nghề ruộng—khác xa bây giờ), nghề
thợ mộc, nghề làm nón, tơi, nghề bắt cá, nghề buôn nón lá vào Huế .
Chúng ta ôn lại những gì đã có trước đây để thấy nét đẹp truyền thống mà
ông cha chúng ta đã hun đúc, bởi chúng rất hay, rất khó mà hấp dẫn. rất bổ ích
cho rèn luyện thể chất, thư giản…
ảnh Photo Khoa |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét