núi Hồng- sông Lam |
Nguyễn Như Khoa:
http://nguyennhukhoa.blogspot.com/2012/12/le-ong-chi-lang-hung-nhon-nam-2012.html
Trích:....
Ôi ! Lam Hồng un đúc khí anh linh mại hãn, đắp xây nền phú hậu canh tranh để mà sinh tồn lập nghiệp dành cho con cháu; nền cố thổ đành quên vui trời nam nương nấu. Kính nhớ liệt vị Thỉ Tổ Khai canh, tùng Khai canh ta công đức gầy dựng đầu tiên sự nghiệp lưu truyền mai hậu.Nhớ từ Hoan Châu (!) (1) tham quan xông pha nón gió tơi mưa hưởng ứng cuộc nam tiến của Chúa Nguyễn Hoàng (!)(2) dừng chân thuận trấn Hoá Châu, giải dầu ngày qua tháng lại khai phá đất hoang vu dựng thành xã hiệu. với thời gian bền lòng phấn đấu vệ nông sông hói ngòi rạch khai thông, tín ngưỡng văn miếu, đình chùa miếu mạo, đến nay sinh tụ con cháu trên nghìn người, điền thổ bốn trăm sáu mươi linh mẫu. Công đức ấy muôn thuở còn ghi, cơ đồ đó muôn đời để dấu.Nay nhân tiết Đông Chí, dương sinh mưởng tượng trong tinh thần như tại chút thảo hiền kính dâng lễ mọn, hoa quả, hương đăng, trai bàn hào soạn thứ phẩm chi nghi tất thành báo đáp ơn tày sơn hải.Cúi xin soi xét giáng lâm che chở nhân dân an thái là nhờ liệt vị Thỉ tổ khai canh, tùng khai canh gia hộ.Kỵ thập nhị tôn phái đồng lai phối hưởng.Cẩn cáo !
(1) Hoan Châu
trích : http://vi.wikipedia.org/wiki/
Vùng Hoan Châu(驩州) cũ (bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên dòng sông Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phốVinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.
Danh xưng Nghệ An có từ năm 1030 thời nhà Lý, niên hiệu Thiên Thành thứ 2 đời Lý Thái Tông. Lúc đó gọi là Nghệ An châu trại (乂安州寨), sau đó thì đổi thành trại Nghệ An rồi Nghệ An phủ (乂安府),Nghệ An thừa tuyên (乂安承宣). Năm 1490, vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức thứ 21) đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là xứ Nghệ) đồng thời với các đơn vị hành chính khác lúc bấy giờ như: xứ Kinh Bắc, xứ Sơn Nam, xứ Đông, xứ Đoài, xứ Thanh Hóa, xứ Lạng Sơn... Năm 1831, thời vua Minh Mệnh, Xứ Nghệ bị tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1976, hai tỉnh lại hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay.
Cương vực xứ Nghệ bắt đầu được mở rộng sang lãnh thổ Lào ngày nay từ thời nhà Lê sơ[1], phát triển đến rộng nhất là thời vua Minh Mạng[2] nhà Nguyễn (với 11 phủ)[3], đến thời Pháp thuộc thì người Pháp cắt khoảng nửa về cho đất Lào (5/11 phủ), phần còn lại tương đương với lãnh thổ 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay.
(2) Chúa Nguyễn Hoàng
trích: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Hoàng
Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc.
[sửa]Dưới triều nhà Lê trung hưng, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị [[Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền lực trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm, anh cả là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết, do lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế ngày nay).
Trấn thủ Thuận Hoá
Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ. Năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số người dân Thanh Nghệ đi vào Nam. Nhiều tướng như Nguyễn Ư Dĩ, Mạc Cảnh Huống mến mộ ông nên cũng đi theo. Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.
Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hóa yết kiến Lê Anh Tông, nô[j quân lương giúp Nam triều đánh nhà Mạc, rồi đến phủ thái sư lạy mừng Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm hài lòng, phong cho ông trấn thủ luôn đất Quảng Nam. Sau đó Nguyễn Hoàng dời dinh về làng Trà Bát (cũng thuộc huyện Đăng Xương).
Năm 1572, tướng Mạc là Lập Bạo đem quân đánh Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng dùng mĩ nhân kế đánh lui quân Mạc.
Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại do lo sợ sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của ông. Vua Lê phong ông là Thái úy Đoan Quốc công.
Năm1599, Nguyễn Hoàng nhân việc Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê và Ngô Đình Nga nổi loạn xin Trịnh Tùng cho mình đánh dẹp, đẻ người con thứ năm là Hải và cháu là Hắc làm con tin, lại gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con Trịnh Tùng, sau đó kéo quân về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.
Năm1599, Nguyễn Hoàng nhân việc Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê và Ngô Đình Nga nổi loạn xin Trịnh Tùng cho mình đánh dẹp, đẻ người con thứ năm là Hải và cháu là Hắc làm con tin, lại gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con Trịnh Tùng, sau đó kéo quân về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.
Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm1601, vốn là một người Phật tử , ông cho xây chùa Thiên Mụ như một cột mốc cho lịch sử của Đàng Trong.
Trích " Văn hóa Huế xưa- Đời sống văn hóa làng xã- Lê Nguyễn Lưu":
...Như vậy thời điểm Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa 1558 chủ yếu là gia quyến cùng một số dân Thanh Nghệ tháp tùng cùng Ngài; nhưng lực lượng bổ sung dân cư cho xứ Thuận Hóa không chỉ thời điểm 1558 mà thôi vì theo sử quán triều Nguyễn " Đại nam thực lục" có chép: mùa thu tháng tám năm kỉ mùi 1559 Thanh Hóa và Nghệ An bị lụt, dân lưu tán nhiều vào nam"Và Nguyễn Hoàng còn ra vào hai lần nữa: Tháng 9 năm Kỉ Tỵ 1569, tháng giêng năm sau (1570) trở vào.Tháng 5 năm Quý Tỵ 1593 ra Thăng Long, bị giử lại đến tháng 5 năm Canh Tý 1600 mới lập mưu trốn vào được. Hai lần này thế nào chẳng có người mới tham gia đi theo!Hoặc năm Mậu Thân 1608 xứ Thuận Hóa được mùa to, bấy giờ từ Nghệ An ra Bắc bị đại hạn, giá gạo đắt, nhiều dân xiêu dạt chạy vào Thuận Hóa ( Trích Đại Nam Thực Lục).
Trích " Có 500 năm như thế- Hồ Trung Tú giải thưởng sách hay 2012":
...Sử ký toàn thư ghi các năm 1561, 1570, 1571, 1572, 1586, 1588, 1589, 1592, 1594, 1595, 1596, 1597 đều là những năm mất mùa đói kém và nhấn mạnh đến số người tị nạn. Chẳng hạn năm 1572 ta thấy ghi: " Năm ấy, các huyện ở Nghệ An, đồng ruộng bỏ hoang không thu được hạt thóc nào, lại bị bệnh dịch chết đến quá nữa, nhiều người xiêu giạt, kẻ thì lần vào nam, người thì giạt ra bắc, trong hạy rất tiêu điều"...Hơn nữa miền Thuận Quảng thời chúa Nguyễn Hoàng, lúc này thì SKTT chép như một "thiên đường"...Mấy chục năm chính mệnh khoan hòa....trong cõi được an cư lạc nghiệp' nên không khỏi dân các tỉnh phía bắc tìm đến...
I- Họ Lê Văn
Họ khai canh làng Hưng Nhơn, gia phả trùng tu mùa thu năm Canh Dần 2010 có chép: "...Khoãng các năm 1430- 1450 Ngài thủy tổ ta cùng thủy tổ các họ khác đã khai canh thành lập làng Câu Hoan, mấy chục năm sau Ngài lại rời Câu Hoan, tìm về vùng Đông Nam, khai thác vùng đầm lầy hoang hóa, thành lập nên làng Vĩnh Hưng. Ngài được tôn thờ là tiền khai canh của làng. Ngài tổ đời thứ hai là khai canh....
Bia lăng Ngài thủy tổ họ Lê Văn- cồn mồ Nậy |
LỊCH SỬ NGÀI THƯỢNG TIỀN HIỀN KHAI CANH
...tham quan xông pha nón gió tơi mưa hưởng ứng cuộc nam tiến của Chúa Nguyễn Hoàng! ...
Họ Lê Văn đến 2010 đã có thế hệ thứ 21, theo cách tính của các nhà nghiên cứu gia phả học Việt Nam, một thế hệ cách nhau 25 năm thì họ Lê Văn (21x25=525) đã có mặt tại làng Hưng Nhơn khoãng 525 năm; lấy thời điểm năm 2010 - 525= năm 1485, con số này là khả tín!
(còn tiếp)
Kỳ tới:
Họ Nguyễn Đức (5) - gia phả họ chép, Ngài Thỉ tổ người Làng Lập Thạch, phủ Hà Hoa, tỉnh Nghệ An. Vua Lê Hồng Đức thứ 6 vào làng Vĩnh Hưng.
Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh.
Vào thời vua Lê Thánh Tông 1481 từ rừng Châu Hoan Nghệ Tĩnh, Ngài cùng anh ruột mình đã từ giã quê hương ruột thịt tiến vào Nam khai hoang lập ấp. Đi mãi, đi mãi mới dừng chân tại vùng Câu Hoan đất hứa; Một đồi cát, một vùng lau sậy bạt ngàn, một thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng với ý chí kiên cường dũng mãnh, Ngài đã biến nơi đây thành ruộng lúa phì nhiêu.Như vậy theo các thông tin trên thì Họ Lê Văn có gốc từ Hoan Châu nhưng vào Thuận Hóa trước năm 1558 ( Không trùng với câu trong văn tế Đông chí :
Năm 1492 lại một lần nữa chia tay với anh mình đi xa hơn một bước, Ngài đặt chân đầu tiên tại vùng đất trũng này và đặt tên là Vĩnh Hưng, cũng nơi đây Ngài đã sống và vĩnh biệt thiên thu.
Mãi về sau Vĩnh Hưng được đổi thành Hưng Nhơn ngày nay
Do những công lao to lớn, Ngài đã được Vua Lê(?) ban tặng
” TIỀN KHAI CANH SẮC TẶNG DỰC BẢO TRUNG HƯNG LINH PHÒ”.
...tham quan xông pha nón gió tơi mưa hưởng ứng cuộc nam tiến của Chúa Nguyễn Hoàng! ...
Họ Lê Văn đến 2010 đã có thế hệ thứ 21, theo cách tính của các nhà nghiên cứu gia phả học Việt Nam, một thế hệ cách nhau 25 năm thì họ Lê Văn (21x25=525) đã có mặt tại làng Hưng Nhơn khoãng 525 năm; lấy thời điểm năm 2010 - 525= năm 1485, con số này là khả tín!
(còn tiếp)
Họ Nguyễn Đức (5) |
Họ Nguyễn Đức (5) - gia phả họ chép, Ngài Thỉ tổ người Làng Lập Thạch, phủ Hà Hoa, tỉnh Nghệ An. Vua Lê Hồng Đức thứ 6 vào làng Vĩnh Hưng.
Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét