Kẻ Văn- ảnh copy trên http://giaoxukevan.blogspot.com (cảm ơn) |
Có những giai đoạn quê hương luôn oằn oại rên xiết dưới ngọn lửa hận thù, vết đau ấy nay đã liền da và hầu như bị xóa sạch.Không chủ tâm phải bới lại đống tro tàn đau thương ấy, chủ blog chỉ đi tìm những cột mốc lịch sử, để lần theo dấu chân người xưa, để tìm lại nguồn gốc cội nguồn, và qua ấy ta có thể nhận diện lịch sử, nhận diện được cái ác từ đâu đến, và ta...!
trích:
http://gpcantho.com/Bai-Viet-Giao-Phan-Can-Tho-S%E1%BB%B0-T%C3%8DCH-%C4%90%E1%BB%A8C-M%E1%BA%B8-LA-VANG-2332.aspx
...Ngày 22.07.1691, thừa sai Pérez được tấn phong Giám mục tại Juthia, Thái Lan. Sau đó ngài mở cuộc kinh lý địa phận. Tại Dinh Cát, cha Lôrensô Lâu hướng dẫn ngài đi thăm tất cả các họ đạo. Mỗi năm, cha Lôrensô Lâu đều có lập báo cáo gởi về Thánh Bộ, nhờ đó biết được cuối thế kỷ XVII Dinh Cát có 36 họ đạo.
Năm 1692 Minh Vương lên ngôi cay cú tuyên bố:
"Ta sẽ thiêu hủy hết các nhà thờ, sẽ giết hết các cố đạo, những người đến đây để mua chuộc dân ta."[5]
Minh vương Nguyễn Phúc Chu[3] (明王阮福淍, 1675 -1725) là vị chúa Nguyễn thứ sáu của chính quyền Đàng Trong. Ông là người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam.
http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-86_4-12571/vai-net-ve-quoc-chua-minh-vuong-le-tho.html
Tại Dinh Cát giáo dân bị bắt giam đầy trong ngục, chịu nhục hình, bắt nhịn đói nhịn khát. Đã có 15 giáo dân chết rũ tù. Nhiều võ quan và binh lính có đạo bị hình phạt nặng nề. Quan Micae Văn, ông Mathêô Gẫm bị trảm quyết, một thiếu nhi ở giữ voi cho nhà quan tên là Anrê Bé không chịu đạp ảnh Chúa bị chém đầu. Tại Kẻ Văn có 15 giáo dân bị án thảo tượng. Riêng cha sở Dinh Cát Lôrensô Lâu bị bắt giam, nhưng sau ba ngày được thả nhờ một vị quan mang ơn cha can thiệp. Biết bị lộ, cha trốn vào Đồng Nai và qua đời ở đó vào khoảng năm 1712....http://www.giaoxugiaohovietnam.com/Hue/01-Giao-Phan-Hue-KeVan.htm
Người xưa đâu? ảnh copy trên blog của chú LĐ Mành (cảm ơn)
Hình thành từ cuối thế kỉ 17 (năm1685) dùng từ Kẻ (từ cổ chỉ nơi đông người- sic) ghép với từ Văn ( Văn Quỹ- tên làng) trở thành tên Giáo xứ Văn Quỹ, và làng Vĩnh Hưng (đến giữa thế kỉ 19 mới đổi tên là Hưng Nhơn) ở ngay cạnh bên, cách một chiếc cầu nho nhỏ (cầu Cừa) và có một giáo họ nhỏ mang tên Kẻ Vĩnh , vậy ta có thể hiểu được vì sao giáo họ của làng Hưng Nhơn có tên như vậy và hình thành ít nhất cũng trên 160 năm!
giáo họ Kẻ Vĩnh
Biên Hòa- Mùa phục sinh 2013.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét