Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Đá miếu Bà Giàng xóm Càng- Hưng Nhơn

Bài của Ôn Nguyễn Thanh Xuân (tuổi 83)

Từ thế kỉ 15 trở về sau, thông thường vài thôn hợp thành một xã, đôi khi thôn lớn là xã. Cư dân trong thôn thường có hai mối quan hệ: quan hệ láng giềng và quan hệ họ hàng. Thôn thường có hương ước, tín ngưỡng, thờ thành hoàngđình. Hiện nay trong hệ thống hành chính mới của Việt Nam, đơn vị cấp cuối cùng là . Những làng họp lại thành xã đều được gọi là thôn. Nhà nước Việt Nam ban hành trong phạm vi toàn quốc quy chế thôn, xem đó là điểm tụ cư dưới xã, có tính chất tự quản. Cư dân bầu ra trưởng thôn và một bộ phận giúp việc để điều hành công việc của thôn.

Bài sự tích “Bưng đá” ở làng Hưng nhơn do tác giả Hoàng Thị Ái Hoa sưu tầm và nghiên cứu.Theo tôi nên đổi đầu đề là truyền thuyết. bởi câu chuyện trên chủ yếu là nghe truyền miệng. Khoảng 14-15 tuổi tôi đã nghe kể Bà Giàng bưng Đá, người kể cười và ai cũng rúc rích. Còn chuyện thành đinh thì tôi không được nghe. Mấy câu hỏi cứ đặt ra trong đầu.






xóm Càng Hưng Nhơn


CÀNG HƯNG NHƠN

Năm 2001, lần đầu tiên tôi theo đoàn bô lão và dân làng ra Càng làm lễ giỗ Bà, được thấy rõ cả hai viên. Một là đá tự nhiên, một là “cái trống con” làm bằng chất liệu “đá” bột.

Theo tôi hai viên này không phải nguyên ở đây. Giữa vũng lầy mênh mông (tôi hình dung nơi đó như một đảo nhỏ giữa Thái bình dương của Hải lăng. Tại sao lại có đá mà chỉ có hai viên, một viên là đá tự nhiên, một viên là “một kiệt tác nhân tạo”. Nếu cho rằng những di tích Chàm để lại thì phải khẳng định “thành phố Chàm” bị chìm sâu (cần khai quật), sót một viên không chìm theo. Viên đá nhân tạo và viên đá tự nhiên ai có mặt trước, rằng viên đá nhân tạo do bà tạo ra nhằm rèn luyện và xác nhận thành đinh thì lại càng vô lý, bởi dân đinh thì ở trong làng mà tạo viên đá lại ở nơi xa xôi…phương tiện đi lại? Bà ấy nhờ vào kỷ thuật và chất liệu thế nào để làm ra viên đá ấy. Chuyện bà bưng đá là chuyện nói cho vui, lấy chuyện đàn bà tụt váy để…cười, như không tụt váy thì đất ta còn thêm nhiều nữa. Đó là chuyện của làng ta, còn chuyện của Mỹ Chánh thì khác, họ bị thiệt thòi là do quan…do vân vân. Giá sử nếu quan chia ranh giới và đồng ý cho làng ta bưng từ mốc tranh chấp đi xuống Mỹ Chánh, thì dại gì làng ta không lấy lực điền để bưng mà để cho một bà làm? Ta bằng lòng với truyền miệng cho ta viên đá lạ, cho ta một bà dũng cảm dám làm một việc “động trời”mà thời đó người đàn bà bị coi thường. Ai dám đọ sức với người phụ nữ hậu duệ Bà ở làng Hưng nhơn! Nào ?









Bây giờ chẳng có chuyện tranh chấp. Uống nước nhớ nguồn, ta thờ Bà (Ông) ở biên giới phía bắc địa đầu lãnh thổ nơi cô quạnh, heo hút, trăm ngàn khổ cực lưu truyền lại ngày nay. Thế là thoải mái và phấn khởi rồi.






NHÀ BIA TRƯỚC ÂM HỒN LÀNG HƯNG NHƠN

Để thiết thực tri ân và giữ nguyên di tích, cá nhân tôi xin đề nghị các vị chức sắc nên đưa viên trống đá ra Miếu bà, có thể được tu sửa miếu khang trang trang hơn. Tôi cũng tin rằng linh vật thiêng liêng đó không ai dám đánh cắp./.

Tháng 12 năm 2011

Nguyễn Thanh Xuân (tuổi 83)

Xóm Hạ làng Hưng nhơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét