Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Cái Vịnh hay Kẻ Vĩnh?

Giáo họ Kẻ Vĩnh làng Hưng Nhơn !

Sau khi tìm hiểu thêm, tôi có được một số thông tin từ các bậc cao niên trong làng (Họ Nguyễn Đức, Lê Văn, Nguyễn Hữu...)Thì tên Kẻ Vĩnh mới đúng! Kẻ Vĩnh là tên giáo họ công giáo của làng từ xa xưa. Tên Kẻ Vĩnh có thể mang yếu tố công giáo, vì trong các văn bản hành chính dường như không dùng đến.
Kẻ= Giáo họ
Vĩnh=làng Vĩnh Hưng (nếu đúng như vậy thì giáo họ công giáo ở làng có trước 1851- Năm này tên làng đổi sang Hưng Nhơn).
Sau đến triều Tự Đức vì trùng tên lăng vợ Chúa Hiền; nên cải lại là làng Hưng Nhơn, nhưng tên giáo họ vẫn giữ nguyên! Làng trên tên Văn Quỹ (quê ngoại của ba tôi) và giáo họ là Kẻ Văn, giáo họ này có từ lâu đời. xin tham khảo trang :
http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2639:nha-th-k-vn-ang-c-xay-dng-li&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=

(*)Lăng Vĩnh Hưng:Là Lăng bà Nguyên phi Chiêu Thánh hoàng hậu Chu Thị Viên, vợ chúa Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (chữ Hán: 阮福瀕, 1620 - 1687) là vị chúa Nguyễn thứ 4 , tọa lạc tại làng An Ninh, xã Thuỷ Bằng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bà mất ngày 26/12/1684, được truy phong là Từ Mẫn Chiêu Thánh Công Tỉnh Trang Thận Hiếu Triết hoàng hậu.(sưu tầm 11/10/2011).

2 nhận xét:

  1. Tôi thấy khi định nghĩa : Kẻ=giáo họ là không hợp lý. Kẻ có nghĩa rất thuần Việt, có từ xa xưa, khi mà Công giáo chưa nhập vào Việt Nam. Theo tôi, Kẻ ở đây đầu tiên có nghĩa là chỉ người ở vùng này, vùg nọ, sau thành ra để chỉ địa danh, một đơn vị hành chính có nghĩa ước lượng : một thôn, một xã, một vùng dân cư, VD : Xưa người dân Thăng Long người ta còn gọi là kẻ Chợ ... Tôi hiểu người viết bài này chắc là người Công giáo, có gốc họ Trần phái Công ở làng Hưng Nhơn chăng ?
    Mong được thông tin từ Qúy Tiền bối.
    Một người kẻ Vịnh

    Trả lờiXóa
  2. xin cho hỏi chủ nhân của trang blog này là của ai vậy"? có thể cho mình biết tên và có bà con gì trong làng hưng nhơn với ai được không?

    Trả lờiXóa