Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

VỀ TỪ KẺ TRONG TÊN CÁC GIÁO HỌ CÔNG GIÁO







Nhiều làng ở ngoài Bắc và Bắc Trung phần có tên bắt đầu bằng chữ Kẻ.
1- Kẻ Kẻ: tên nôm của hai làng Thượng Cát và Hạ Cát thuộc huyện Từ Liêm.
2- Kẻ Bàng: làng thuộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.
3- Kẻ Loa: tên xưa của làng Cổ Loa
4- Kẻ Mơ: tên gọi chung của các làng Mai Động, Tương Mai, Hoàng Mai, Hồng Mai thuộc huyện Thanh Trì
5- Kẻ Trài: làng ở bên sông Đông Ba gần Mang Cá Huế
6- Kẻ Văn (1685), Kẻ Vịnh(?), Kẻ Lạng, Kẻ Diên: các làng thuộc tỉnh Quảng Trị
Có thuyết nói từ Kẻ là từ thuần Việt cổ có từ xa xưa,chỉ một địa danh...Năm 1306 Huyền Trân công chúa lấy vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý(Rí) vậy đất Quảng trị xưa thuộc Chăm Pa, và sẽ không có địa danh cổ mang từ Kẻ nào ở đất này (?)
Năm 1626 đến 1632 các cha dòng tên người Ý đến Thăng Long truyền giáo (từ nửa cuối thế kỷ 15 các nhà buôn tây phương gọi Thăng Long là Kechu, Cacho, Cachu... đều là phiên âm từ Kẻ Chợ).
Đến cuối thế kỹ 17 các Linh mục dòng tên đã lập được một số giáo họ tại nam Quảng Trị mà họ gọi là vùng “Ruộng sâu”: Giáo họ ở Làng Văn Quỹ thì được đặt là xứ Kẻ Văn (1685) ,... Kẻ Trài (Cái chài?): làng ở bên sông Đông Ba gần Mang Cá Huế.
Kẻ Hạc: làng thuộc tỉnh Quảng Bình (nơi Đức Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn làm chánh xứ tại giáo xứ Vạn Lộc.)
Ngoài ra còn có một địa danh nổi tiếng là Kẻ Sặt (giáo Họ) là làng Tráng Liệt Bình ở huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, nguyên do thời Tự Đức-1861 cấm đạo bức hại giáo dân đưa họ đi phân tán & sáp nhập vào lẫn với các làng không công giáo, nhằm để họ bỏ đạo, đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Việt Nam, giáo dân Tráng Liệt Bình trở về quê cũ, thành lập lại giáo họ, các cha xứ đặt tên mới cho giáo họ là Kẻ Phân Sáp (phân tán & sáp nhập) > Kẻ Sáp > lâu ngày biến âm thành >Kẻ Sặt cho tới ngày nay.
Trong Quảng Nam trước kia (thế kỷ 16) còn được gọi Dinh Chiêm (Chàm). Đầu thế kỷ 17 các linh mục dòng tên đến truyền đạo -trong đó nổi tiếng nhất có linh mục Alexandre De Rhode (Đắc Lộ); Họ gọi xứ Quảng Nam- Dinh Chiêm (Chàm) là Cacciam- Cả Chàm- Kẻ Chàm. Ngay giữa Đà Nẵng, 1954 có một nhóm dân công giáo di cư đến lập làng tại vùng ao sen,và họ đặt cho giáo xứ mới của họ tên Kẻ Sen...(Còn tiếp)
Trích:http://hanoi.org.vn/wiki/index.php/

Giáo xứ Kẻ Vĩnh (Hưng Nhơn- 8/2011)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét