Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA!(tt 2)


BIA LĂNG HỌ LÊ VĂN
Làng ta xưa kia là một vùng trũng ngập nước.Ngài thỉ tổ họ Lê Văn từ làng Câu Hoan vượt dòng Ô Giang đến khai hoang từ những năm cuối thế kỷ 15 (Khoảng 1492-Theo gia phả họ Lê Văn).
Trong Ô Châu Cận Lục()Tiến sĩ Dương An (Nhuận sắc-Tập thành) http://vi.wikipedia.org/wiki/Dương_Văn_An
Năm 1553 nhân về quê cư tang,Ông gặp được  bản thảo viết về địa lý,phong tục lề thói,nhân vật hai phủ Tân Bình-Triệu Phong của hai nho sinh đồng hương.Ông khảo cứu thêm trong sử sách…Nhuận sắc-Tập thành đặt tên mới: Ô Châu Cận Lục() Công trình hoàn tất vào năm 1555.
Trong Ô CHÂU CẬN LỤC TÂN DỊCH HIỆU CHÚ do Trần Đại Vinh-Hoàng Văn Phúc Nhà xuất bản Thuận Hóa-Huế 2001.
Trang 54 mục Huyện Hải Lăng(49 làng):làng Vĩnh Hưng(đổi thành Hưng Nhơn từ thời Tự Đức 1851 vì trùng tên lăng bà thái hậu).
Trang 71 mục MÔN PHONG TỤC ghi: Vĩnh Hưng có chí chuộng văn(?)
Trang 90 ghi : Giáo hóa thịnh hoài (Vĩnh Hưng).
Như vậy nếu theo Tiến sĩ Dương Văn An thì trước 1553 làng Vĩnh Hưng(Hưng Nhơn)đã có giáo hóa phồn thịnh,con dân trong làng yêu chuộng văn học...!!!
Nhưng theo gia phả các họ Nguyễn Đức-Hữu-Như, Nguyễn Đức (họ Nguyễn 5)... thì các ngài thỉ tổ đều theo chân chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá kể từ năm 1558.
Gia phả họ Lê Văn ghi các đời thứ  2,3,4 có các vị được phong hầu:
-Cẩm y vệ điện tiền ty lực sỉ- Đô chỉ huy sứ Đô Xuân Hầu.
-Đặc tiến vinh lộc thượng đại phu.
-Nhơn đức hầu - Đặc tiến vinh lộc thượng đại phu.
-Quang Vinh Hầu- Đặc tiến thông chương hạ đại phu
-Đức trường hầu-Đặc tiến thông chương hạ đại phu.
-Phát Mỹ Hầu.
-Thạnh Lý Hầu.
.............
Như vậy tộc Lê Văn từ làng Câu Hoan đã đến khai phá làng từ 1492 đến khi Ô Châu Cận Lục() ra đời -1555 thì làng ta đã hình thành được hơn 60 năm (gần 3 thế hệ)
Khoản thời gian ấy liệu có đủ cho con dân các họ tộc trong làng theo đuổi nho học như Ô Châu Cận Lục ghi: Vĩnh Hưng có chí chuộng văn - Giáo hóa thịnh hoài !
Họ Nguyễn (Đức, Hữu, Như) ngày nay được xếp thứ tự khai canh thứ hai trong làng ,cũng đến từ làng Câu Hoan. Gia phả ghi các ngài theo chân Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá lúc đầu ở làng Câu Hoan về sau thấy đất chật người đông,đất đai khô cằn nên 2 người anh (Nguyễn Đức&Nguyễn Hữu) bèn rời bỏ, tiến về phía  nam cạnh dòng Ô Lâu,cùng khai phá (truyền đến ngày nay-2010 được 18~19 đời). Người em út (Nguyễn Như) bấy giờ là võ tướng phục vụ trong quân ngũ, mãi sau về già mới đến Vĩnh Hưng định cư ,sau được làng lập miếu thờ “Võ Địch Đại Tướng Quân”

Miếu Ngài Võ Địch Đai tướng Quân(Nguồnhttp://nguyennhukhoa.blogspot.com/)
đến nay vẫn còn thờ phụng ( miếu Ông vừa được trùng tu khang trang năm rồi) con cháu Ngài đến nay truyền khoản 17~18 đời. Nếu theo cách tính phổ biến của các nhà  nghiên cứu gia phả, 1 thế hệ trung bình 25 năm thì tư liệu gia phả họ Nguyễn Đức-Hữu- Như hoàn toàn xác tín về khoản thời gian các Ngài đến định cư tại Vĩnh Hưng .
Trong làng có có họ Trần được xếp thứ tự là đệ tam khai canh. Họ tộc này nổi tiếng về việc học với tích Ông Nghè đèn (lăng Ông ở cồn mồ nậy mới được con cháu trùng tu rất khang trang , cạnh lăng Ngài thỉ tổ- Thần khai canh-Lê Đức Quý Công).
Các ngài Trần Văn Lý, Trần Văn Dương,Bộ Hoàng, Cửu Liển...Vang danh một thời!
Họ được xếp đệ tứ khai canh là tộc Lê Ngọc( Trước 1954 là Lê Đức) thì gia phả tân biên Thành Thái đệ nhị niên (1890) chỉ chép từ đời thứ 12 về sau ghi:
“...Ngài thỉ tổ nguyên Thanh Hoá nhơn Lê Triều xuất lai phục, dự đồng thời chư ngũ tộc khai canh Vĩnh Hưng chi địa chỉ ...”
 Không rõ niên đại vào làng,con cháu truyền đến ngày nay được 21 đời  ....(còn tiếp)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét