Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA! (tt 12)

SĨ PHU LÀNG HƯNG NHƠN ( VĨNH HƯNG)
(Không ngoài việc tôn vinh sĩ phu làng Hưng Nhơn- Xin mạn phép được đưa hình bia mộ- Lăng của các Ngài vào minh họa cho loạt bài này, chân thành cảm ơn, mong được chỉ giáo!)


1-Ngài Trần Quý Công (tục gọi nghè đèn) -Đời thứ 4, tộc Trần.
Làng lập miếu thờ "Thí Trung Văn Thức Hàn Lâm Trần Quý Công Khai Khoa Thần Vị" tức Thi trúng Văn Chức Hàn Lâm khoa Ất Mùi-1715 đời Vua Lê Dụ Tông- Chúa Nguyễn Phúc Chu.
Khai Khoa : Phải chăng Ngài là người đầu tiên trong làng thi đậu,khai mở khoa cử cho sỉ tử làng ta?


Lăng Ngài tọa lạc tại cồn mồ Nậy
Bia Ngài




Cảnh Ông Nghè vinh quy bái tổ
(LĐCT) Ông Nghè là một tên gọi khá quen thuộc (nhưng mang nhiều sắc thái khẩu ngữ) của dân gian ta, chỉ những ai đỗ tới bậc tiến sĩ .Đây là học vị cao nhất trong hệ thống thi cử thời phong kiến.Muốn đạt được danh hiệu cao quý này, mọi sĩ tử phải đạt được 3 kì thi chính do triều đình nhà nước thời đó quản lí :
1. Thi Hương (thi tuyển lấy tú tài, cử nhân)
 2. Thi Hội (thi chọn trong số người đỗ cử nhân để lấy một số người giỏi)
 3. Thi Đình (kì thi mở ngay tại sân điện rồng của nhà vua cho những người vượt qua kì thi hội).
 Như vậy, thi Đình là kì thi cuối cùng, long trọng và khó khăn nhất đối với mọi sĩ tử.
Từ cuộc thi này, nhà vua sẽ trực tiếp chọn ra những tài năng ưu tú nhất của đất nước. Ai đỗ sẽ được gọi là tiến sĩ (đầu bảng tiến sĩ được phong danh hiệu Trạng nguyên). Và để tôn vinh công trạng này, các vị tiến sĩ được triều đình sủng ái đặc biệt, như được dự yến tiệc và nhận phẩm phục vua ban. Sau đó, địa phương nơi vị tiến sĩ sinh ra và lớn lên sẽ tổ chức một lễ đón rước rất linh đình, rầm rộ, thường gọi là Lễ đón tiến sĩ vinh quy (bái tổ).
Thế nhưng tại sao lại có cái tên Ông Nghè để chỉ các vị tiến sĩ?Về thời gian xuất hiện thì cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ.Hiện có nhiều cách giải thích khác nhau.
1.Theo Giáo sư Trịnh Thanh Vân, “nghè” là “tên phòng làm việc trong các điện, các của
nhà vua. Đời Lê những người làm việc trong điện phải đỗ tiến sĩ, nên gọi tiến sĩ là “Ông Nghè”.
2. Theo tác giả Chu Thiên (nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học), “nghè” là mái che nắng mưa của các điện trong cung vua. Các ông Tiến sĩ vào Đình thí phải đứng dưới các mái che đó nên được gọi chung là các ông Nghè .
Còn đèn ...?
2-Ngài họ Nguyễn Đức Hữu Như- Nhánh Hữu chồi 2- Đời thứ 10  


Ngài có thể làm vỏ tướng thời Tây Sơn-Gia Long


3 - Hai Ngài họ Trần Công :
Lăng mộ hai Ngài nằm cạnh nhau kế cây Dứa cổ thụ thật đẹp gần cồn Mồ Kiềm, nghe kể ngày trước lăng 2 Ngài được xây bằng gạch vồ cuốn rất to! Chiến tranh, loạn lạc, hoang phế...Gần đây con cháu trùng tu thật khang trang!
Lăng Ngài Chưởng Vệ-Lê Đức Thống ở cồn Ông Túy chí thánh mộ








4- Ngài Lê Đức Thống-Chưởng Vệ
(Đời thứ 13 tộc Lê Ngọc)
Ông sinh vào cuối thế kĩ 18( 1785~1790) mất khoản~1840 làm quan triều Gia Long-Minh Mạng tới chức Chưởng Vệ.Ông là cháu gọi hai ngài Già Ông-Già Cha họ Nguyễn Đức(Thượng thư bộ hộ triều Cảnh Thịnh- Tây Sơn) bằng cậu ruột.
Chức Chưởng Vệ:
Trích quan chế nhà Nguyễn -Ban võ:
Chức hàm võ giai được vua Minh Mạng định năm 1826, không thay đổi, như sau:
Chánh nhất phẩm: Đặc tiến Tráng võ tướng quân Thượng trụ quốc; Tả Hữu trụ quốc; Ngũ quan đô đốc thông phủ Đô thống chưởng phủ sự
Tòng nhất phẩm: Tráng võ tướng quân Thượng trụ quốc; Xưng họ mỗ mỗ công; Chư quân dinh đô thống, Thuỷ sư đô thống chế
Chánh nhị phẩm: Nghiêm uy tướng quân. Thượng hộ quân; Thống chế, đề đốc
Tòng nhị phẩm: Hùng uy tướng quân. Hộ quân; Chưởng vệ, Đô chỉ huy sứ, Tập ấm khinh xa đô uý
Chánh tam phẩm: Anh dũng tướng quân. Khinh xa đô uý; Nhất đẳng thị vệ, Chỉ huy sứ, Vệ uý..
Đơn vị nhà binh nhỏ nhất gọi là ngũ gồm năm người có ngũ trưởng đứng đầu. Hai ngũ là một thập, tức 10 người có cai chỉ huy. Năm thập là một đội, tức 50 lính, có chánh suất đội chỉ huy và phó suất đội phụ tá. Tập hợp 10-12 đội là một vệ hay một cơ, tức khoảng 500-600 lính (người Pháp dịch là "bataillon"). Vệ thì có vệ úy, còn gọi là chưởng vệ hay chánh vệ chỉ huy và phó vệ hiệp tá. Cơ thì có quản cơ và phó quản cơ[1]. Một doanh là năm đến tám vệ, khoảng 2.500-4.800 lính.[2]
Lương Bổng:Tòng nhị phẩm: tiền 180 quan, gạo 150 phương, tiền xuân phục 30 quan.

Mộ Ngài Chánh cửu phẩm Gia Định Thành- Lê Đức Thân
5- Ngài Lê Đức Thân-Chánh cửu phẩm Gia Định thành
Ngài là con trưởng của Chưởng vệ Lê Đức Thống. sinh  năm canh Thân 1812. Tháng 2 năm 1836 sau khi dẹp loạn Lê Văn Khôi ở Gia Định, Vua Minh Mạng lệnh cho quan đại thần Trương Đăng Quế cùng 1 số quan lại các bộ trong triều kinh lược tiếp quản Gia Định thành. Thống kê đo đạt ruộng đất, lập sổ đinh( hộ khẩu)...Đến tháng 7 thì hoàn thành, phái bộ trở về Huế, riêng Ngài ở lại(?) có 2 vợ,bốn con ở Gia Định, làm quan chức trải 3 triều vua Minh Mạng-Thiệu Trị-Tự Đức hơn 20 năm. Khoản~ 1857 trở về  quê- 1858 Pháp đánh Gia Định...Ngài thất lạc tin tức vợ và các con kể từ đó! ( trong tộc họ có dò tìm tung tích nhánh Lê Đức ở Gia Định nhưng đến nay 2012 vẫn chưa tường)...!(Còn tiếp)





4 nhận xét:

  1. Bài viết hay! Xin góp ý "sĩ phu" chứ không phải "sỉ phu". Thân thương nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chân thành cảm ơn đã ghé thăm và góp ý! (Chỉnh lại ngay),mong "Làng Hưng Nhơn " thường xuyên ghé thăm, góp ý và bổ sung tư liệu về quê ta!
      Chào!

      Xóa
  2. Xin mạo muội: Bài viết mang tính lịch sử nếu ghi chú thêm nguồn tư liệu hoặc căn cứ trích dẫn sẽ tăng thêm giá trị lịch sử của bài viết. Rất mong đước sớm đọc thêm phần tiếp theo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin trân trọng và mong nhận được nhiều góp ý, bổ sung!

      Xóa