Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA! (tt 9)

Nhà thờ lục tộc- đầu làng Hưng nHơn
Trao đổi giữa Ôn Nguyễn Như Xuân và blogger Hưng nhơn-Cái vịnh
Trao đổi:
1-  Cách xưng hô
    Khai canh Làng tôi có sáu họ, thời gian sau thêm một họ nữa.Tính đến năm 1975 có bảy họ. Thứ tự: Lê Văn (1); Nguyễn Đức Hữu Như (2); Trần (3); Lê Ngọc (4); Nguyễn Đức (5); Nguyễn (6); Võ (7) .
  Không rỏ năm nào, các vị tộc trưởng qui định cách xưng hô giữa các thế hệ trong làng:
   + Đàn ông gọi nhau bằng CHÚ, không có gọi BÁC
   + Đàn bà gọi nhau bằng O, không có gọi DÌ
   + Vợ người đàn ông trong làng gọi là THÍM
   + Chồng người con gái trong làng gọi là DƯỢNG
   + Các Cụ cao tuổi thì lớp dưới gọi Ôn, Mụ
   Tôi đã gọi quen. Ví như gọi chú Kỉnh (Lê 1). Chú Dương   (Nguyễn 5), chú Hoà (Võ 7) và ngược lại chú Kỉnh, chú Dương, chú Hoà gọi tôi là chú Xuân. Có chuyện khó giải thích nhưng quen thành ra không ai hỏi, Trong gia đình còn sống ba thế  hệ : Bố ,Con, Cháu (thành gia thất cả rồi), tôi nói với thế hệ bố: chú thím, nói với thế hệ con: chú thím, nói với thế hệ cháu cũng chú thím. Có chuyện nữa là: Bố tôi lấy vợ họ Hồ; con tôi lấy vợ họ Hồ. Khi họ Hồ có việc giấy mời ghi: o dượng…tên con tôi và ghi mời tôi: cháu…tên tôi(?) Quen rồi cũng êm  phong tục mà !
   Xưng hô như trên trong lời tựa của Họ Nguyễn Đức Hữu Như giải thích (giữa ba Nhánh) như sau: Mặc dầu là ba anh em ruột, nhưng do nhiều lý do hoàn cảnh mà có sự chênh về thế hệ (đã chênh ba đời), Nếu gọi theo thế hệ thì rỏ ràng là khó gọi lắm. Lẽ nào bằng hoặc ít tuổi hơn  mà xưng hô là ông và cháu v.v…Đối với Làng còn khó khăn hơn trong việc xác định thế hệ, nên các Ngài thống nhất cách xưng hô như trên là khả dĩ hơn cả, thoáng hơn cả và không những hợp lẽ bây giờ mà còn cả mai sau bởi mai sau còn lệch hơn. Đặc biệt xưng hô như vậy tạo cho nhau không khí gần gũi và thật sự bình đẳng, bình đẳng thật sự.
    Trong 7 họ,  tôi không biết có họ nào chênh lệch thế hệ như họ Nguyễn Đức-Hữu-Như, trong nhánh Đức cũng đã bắt đầu chênh lệch hệ giữa các CHỒI.
     Vấn đề này tôi biết trước đây là thế, bây giờ có quy định gì khác tôi không rỏ, Có đề xuất nào thay đổi hợp lý hơn không. Xin được trao đổi.
2- Tiếng nói
  Tôi được nghe nhiều người giải thích: Tiếng nói là do đất và nước vùng đó luyện nên. Vùng ta, các làng ven Ô lâu và cùng dải đất phía tả ngạn, sao tôi nghe giọng làng ta khác với các làng khác, âm điệu na ná giọng Huế. Deo dẻo, mềm mềm…Giọng nói lây sang chữ viết (mặc dầu trình độ cấp II cấp III) cũng viết không chính xác, lẫn lộn: n với ng; c với t; nh với d …Có bạn hơn tôi mấy tuổi, viết thơ đề ở phong bì là Nguyễn Dư Xuân (Như Xuân)
    Tại sao giọng làng ta giống giọng Huế, các bạn nghe thế nào có giống không, nhưng rỏ ràng là khác với giọng Văn quỷ, An thơ (tuy lĩnh vực âm học tôi không sành)
    Phải chăng làng ta có con hói (sông nhỏ) nước chảy êm lững lờ như dòng sông Hương, như nước sông Hương? Hay con người làng ta tiếp cận với thị thành (Huế) nhiều hơn. hay trước đây các Cụ làng ta lấy vợ Huế? Trong gia đình  ba mạ n ói giọng Huế thì con cháu dể theo lắm. Các bà buôn bán vào ra đò dọc cũng góp phần. Riêng tôi, xa làng đã lâu, khi nghe tôi nói họ hỏi anh ở Huế phải không, tôi ngúc ào, bạn cười và hể hả rằng mình nghe tinh lắm!
   Kính đề nghị các bạn trao đổi.
  Nguyễn Thanh Xuân(2011)
 

1 nhận xét:

  1. Kính thưa bạn Hưng Nhơn – Cái Vịnh Quê Mình, Tôi đã ghé trăm trang nhà (blog) của bạn. Nhận thấy bạn đã tìm hiểu và nghiên cứu về chữ KẺ có tính lịch sử tương đối đầy đủ.

    Theo tôi, chữ KẺ có nghĩa là một người hoặc một nhóm người, cũng như tư liệu trong blog của bạn vậy:“Có thể hiểu từ kẻ ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Thí dụ, Kẻ Noi = Người (ở làng) Noi; Kẻ Mọc = Người (ở làng) Mọc; Kẻ Bưởi = Người (ở làng) Bưởi... Để đơn giản, người ta hiểu: Kẻ Noi = làng Noi; Kẻ Mọc = làng Mọc; Kẻ Bưởi = làng Bưởi... Như vậy, ở đây kẻ được đồng nhất với làng”(trích trong: http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/)

    Qua tìm hiểu của tôi thì chữ KẺ mặc dù được hiểu theo nghĩa trên, luôn luôn chỉ đứng trước một từ (ví dụ: Kẻ Văn, KẺ Diên, Kẻ Vịnh, Kẻ Bàng… chứ chưa bao giờ gặp là Kẻ Văn Quỹ, KẺ Diên Sanh hay là Kẻ gì gì khác) nhưng khi gọi riêng cho một người một cá nhân thì lại có đứng trước hai từ: Kẻ phản bội, kẻ tả đạo, kẻ vô ơn, kẻ anh hùng... Theo thiển nghĩ của tôi thì chữ KẺ được dùng thông dụng vào thời mà các vị Cố Tây (các linh mục thừa sai) qua Việt Nam truyền đạo và cũng là từ khi có chữ Quốc ngữ. Có thể chữ KẺ được các vị cố Tây dùng để nói các vùng truyền giáo, các Giáo điểm, hoặc thời nhà Nguyễn nhà vua chỉ các vùng có người theo Công giáo, bởi đa phần các nơi được gọi là KẺ đều là các xứ đạo Công Giáo.

    Vài ý thô thiển gởi đến bạn nhằm trao đổi thêm về chữ KẺ.
    Kính chúc bạn an lành.

    Trả lờiXóa