Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Ô LÂU- NƠI CHỨNG KIẾN MỘT CHUYỆN TÌNH BUỒN



"Trăm năm đành lỗi hẹn thề.
Cây đa bến cộ con đò..."

Đang xem lại bài...Cây đa- Bến cộ, con đò...

Bổng cô con gái chen vào ( bé sinh tháng 5/ 2000):
- Ba ơi! Tại sao cô lái đò không biết bơi?
Ừ ta! Tại sao cô lái đò là dân sông nước, lẻ nào tự trầm mình được? Đã là dân sông nước, chắc chắn phải biết bơi! ( bơi rành nữa là khác!).
- Có lẻ cô ấy tương tư, sinh bệnh; Yếu người nên ngã xuống nước, bơi không nổi  thế là chìm luôn!
 Tôi trả lời.
- Nhưng cô ấy bệnh thì phải ở nhà chứ!
- Ờ! ...Bệnh nhưng cũng phải đưa đò để kiếm tiền! Vì nếu không thì ai đưa khách qua sông!
- Thì cha cô ấy đưa! Trong câu chuyện ba kể, khi người con trai trở lại bến xưa, chỉ thấy cha của cô gái mờ! Như vậy nếu cô ấy ngã xuống nước không bơi nổi, thì cô ấy bệnh nặng, nếu cô ấy bệnh nặng thì không thể đi làm, vì cha cô ấy phải ngăn cô ấy chớ! Con bệnh ba bắt con ở nhà chứ có cho con đi đâu đâu!...
Ừa ha! Cũng có lý!....

Có lẽ vì thương cô gái mòn mỏi đợi chờ! Ghét người con trai vô tình ngày ấy, nên tác giả (dân gian?) ghép cho chàng trai tội ác tày trời như vậy?....

Lục  sách củ, tìm được bài của Việt Điểu- Thái Văn Kiểm( Đất Việt- Trời Nam nhà xuất bản Nguồn Sống- Sài Gòn 1960),  ông kể:
....Thế rồi một ngày kia, Nguyễn Bính, một thi gia của thời đại, trên đường thiên lý xuôi nam...Một hôm dừng bước nơi bến đò ngang ngã ba cây đa (Lương Điền- Hải Lăng) nghe chuyện tình sử bi đát ấy, cảm thán:
Xuân đã đem mong nhớ trở về,
Lòng cô lái ở bến sông kia.
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,
Trên bến cùng ai đã nặng thề.
                   o0o
Nhưng rồi người khách tình xuân ấy,
Đi biệt không về với núi sông.
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi,
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông.
                  o0o
Xuân này đến nữa đã ba xuân,
Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần,
Chẳng lẻ ôm lòng chờ đợi mãi!
Cô đành lỗi ước với tình quân.
                 o0o
Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng sông,
Cô lái đò kia đi lấy chồng(*)
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông!
     Cô lái đò kia đi lấy chồng(*) Có lẻ Thi sĩ Nguyễn Bính muốn giảm bớt tính bi thảm của chuyện tình này chăng? hay ông nghi ngờ tình tiết cô lái đò tự trầm?!!!!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét