Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Miếu Văn Thánh (Văn miếu-Văn Chỉ)


Phế tích Văn Thánh làng Hưng Nhơn - Ảnh photo Khoa

Tư liệu copy trên Blog làng Hương Canh
http://huongcanh.wordpress.com/2012/01/29/

Văn miếu – Văn chỉ:
文廟 – 文址
A: The temple of Confucius in the prefecture or province.
P: Le temple de Confucius dans la préfecture ou province.
Định nghĩa:
Văn: Vẻ đẹp, lời văn, có học vấn, lễ phép. 

Miếu: đền thờ. 

Chỉ: cái nền đất.
Văn miếu hay Văn chỉ đều có nghĩa là nơi thờ phượng và tế lễ Đức Khổng Tử, vì Đức Khổng Tử được xem là ông tổ của văn chương, nhưng cần phân biệt:
- Văn miếu là đền thờ Đức Khổng Tử tại kinh đô hay tại các tỉnh thành, được xây dựng qui mô lớn lao.
- Văn chỉ là đền thờ Đức Khổng Tử tại các làng xã hay quận huyện, nếu nó chỉ là cái nền đất để tế lễ thì gọi là Văn chỉ, còn nếu có cất nhà thờ thì gọi là Văn từ (文祠 )
“Mỗi làng có một Văn từ hoặc Văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là Văn chỉ, có lợp mái gọi là Văn từ.
Văn từ, Văn chỉ để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Có làng hiếm văn học, chưa có người hiển đạt thì thờ Đức Khổng Tử, gọi là Tiên Thánh Sư để làm chủ trương cho việc văn học trong làng.
Các nơi thờ riêng những bậc khoa hoạn, đại để chia làm ba hạng:
- Hạng nhất là những người đỗ Đại khoa (Tiến sĩ) và những người làm quan từ Tam Tứ phẩm trở lên, thờ ban giữa.
- Hạng nhì là những người đỗ Trung khoa (Cử nhân) và những người làm quan từ Lục Thất phẩm trở lên, thờ ban hữu.
- Hạng ba là những người đỗ Tiểu khoa (Tú tài) và những người làm quan đến Bát Cửu phẩm, thờ ban tả.
Đến khi tế tự thì đem cả hào mục, tổng lý và các thầy đồ truyền giáo trong làng vào phối hưởng.
Nhưng nhiều nơi chỉ trọng riêng về đường khoa mục, hễ có đỗ mới được liệt tự, còn như làm quan, dẫu đến Nhất, Nhì phẩm mà không có chân khoa mục, cũng không được dự, chỉ đến lúc tế mới đem vào phối hưởng mà thôi.
Mỗi năm, tháng hai, tháng tám, tế hai kỳ gọi là Xuân Thu nhị đình. Có nơi cả làng tế, có nơi chỉ người có chân trong hội Tư văn mới được dự tế.
Năm nào có khoa thi thì cả sĩ tử trong làng hội lại làm lễ kỳ khoa, hoặc cả làng làm lễ, để cầu cho hương thôn được nhiều người hiển đạt.
Khi thi xong, ai được đỗ thì lúc về phải có lễ ra Văn chỉ để tạ ơn tiền hiền.” (Trích trong VN Phong Tục của Phan Kế Bính)

http://huongcanh.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét