Trao đổi giửa blogger và độc giả:
Ẩn danh: 00: 38 24/6/2012
Xin phép bổ sung thêm tên sĩ phu hai bên bờ Ô lâu: - Ngài Lê ... - Người làng Phước Tích, chức vụ:Lang trung Bộ Công. Ở Quốc triều hương khoa lục có tên, chức vụ, khoa thi, ghi nguyên văn Làng Phúc Tích. Tôi đã tặng bạn cuốn Quốc triều hương khoa lục nên không nhớ rõ khoa thi năm nào. Kính
Ẩn danh: 01: 03 24/6/2012
Kg Anh Quốc, việc bổ sung sĩ phu hai bờ Ô lâu trường hợp trên là có nhưng nhờ anh vui lòng xoá không đăng, phải xác định lại tên, tôi ngại gia đình sĩ phu phiền.
Trao đổi của blogger:
Trân trọng Ẩn danh đã ghé thăm blog và trao đổi về chuyên mục: Sĩ phu bên dòng Ô Lâu.
Tôi đang cập nhật tên tuổi của các Ngài với ước mơ là : Vinh danh tiền nhân, làm cơn gió nhỏ thổi đi lớp bụi thời gian, cùng khơi dậy niềm tự hào về cha ông cho thế hệ trẻ hôm nay ! Thiết nghĩ việc ấy sẽ niềm hãnh diện cho hậu duệ của các Ngài.
Trích Quốc triều Hương Khoa Lục- Cao Xuân Dục
*Khoa Thi Hương- Năm Mậu Thân, Tự Đức thứ 1 (1848) Trường Thừa Thiên (Đậu 32 người).
Ngài Lê .... ......
Người xã Phước Tích, huyện Phong Điền phủ Thừa Thiên, làm quan tới chức Lang trung Bộ công.
Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư, giúp việc có tham tri (thời Nguyễn). Chức vị hàng thứ ba thời Nguyễn là thị lang.
Dưới cấp bộ là ty. Đứng đầu mỗi ty là Lang trung với viên ngoại lang và chủ sự giúp sức.[1]
Ngài Lê .... ......
Người xã Phước Tích, huyện Phong Điền phủ Thừa Thiên, làm quan tới chức Lang trung Bộ công.
Đứng đầu mỗi bộ là thượng thư, giúp việc có tham tri (thời Nguyễn). Chức vị hàng thứ ba thời Nguyễn là thị lang.
Dưới cấp bộ là ty. Đứng đầu mỗi ty là Lang trung với viên ngoại lang và chủ sự giúp sức.[1]
Bộ Công |
Bộ Công coi việc xây dựng thành hào, cầu cống đường sá, việc thổ mộc, thợ thuyền, tu sửa xây dựng, thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược và sông ngòi.
[sửa]Những quan bộ Công danh tiếng
Phạm Thiệu (1512 - 1584): Văn thần thời nhà Mạc, quê Bắc Ninh. Đỗ hoàng giáp năm 1553, làm quan Thượng thư Bộ Công. Nổi tiếng văn thơ, lão luyện chính trị, ông giúp nhà Mạc đắc lực trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, mở mang văn hóa và phát triển giáo dục. [3]
Trong 32 người đậu cùng khoa này với Ngài có Hoàng Diệu- Tổng Đốc Hà- Ninh. Người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882, và đã dùng khăn bịt đầu tử tiết khi thành Hà Nội thất thủ.Xin phép hỏi, có phải Ông là người làng Phước Tích?
Họ Lê tôi, thời Tây Sơn- Gia Long có một nhánh về ngụ cư tại quê mẹ- Phước Tích, trãi qua 100 năm mới nhập được vào làng thành họ thứ 13- họ Lê Văn...Em gái bà cố nội tôi, con quan viên tử họ Nguyễn Đức làng Hưng Nhơn, xuất giá về làm dâu tộc Lê Trọng làng Phước Tích tục gọi Mụ Ấm, ngày nay con cháu của 2 bà
(Hưng Nhơn- Phước Tích) vẫn còn qua lại thăm hỏi nhau.
Kính!
Mong góp ý, hồi âm!
Kính!
Mong góp ý, hồi âm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét