Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA! (tt 24)


TRUY TÌM NGHĨA GỐC CỦA TỪ "Càng" TRONG ĐỊA DANH CÀNG HƯNG NHƠN

Gian nan đường vào càng- ảnh copy trên Net
Tại Hải Lăng có 7 khu dân cư có tên gọi khác với hệ thống hành chính hiện có đó là Càng. Càng là một xóm biệt lập so với thôn (làng), ở giữa cánh đồng quanh năm 4 mùa nước nổi. Ngày trước muốn vào Càng phải đi bằng ghe (hoặc lội nước, thời chiến tranh mỗi khi nghe tin đêm về có thể xảy ra giao tranh giữa các bên, dân làng thường kéo nhau ra tạm trú trên cồn mã ngoài đồng hoặc ra Càng nương náu  nhà bà con...)
Có nhiều bài viết về Càng , chứa đựng nhiều tư liệu:
Trích:
http://nguyentuyet.violet.vn/entry/showprint/entry_id/1611915

Vùng đất này thật lạ, mỗi làng “mẹ” có mỗi “càng con”, như làng Mỹ Chánh tận trên quốc lộ 1, vậy mà cách thôn hơn chục cây số lại có “càng” Mỹ Chánh, thôn Câu Nhi có “càng” Câu Nhi, Hưng Nhơn có “càng” Hưng Nhơn, thôn Hội Điền có “càng” Hội Điền... Giữa mênh mông đồng nước, những càng nhỏ được nhận ra nhờ những lùm tre bao bọc vây quanh, loi thoi trên đồng nước buồn như thân cò lặn lội tảo tần...
Các bậc cao niên kể rằng xưa kia đồng đất mênh mông, dân mỗi làng đi khai phá, làm lụng xa làng cũ quá nên dựng lán trại để đỡ mất công đi về, có thời gian canh tác, bảo vệ, thu hoạch mùa màng, lâu dần định cư luôn giữa đồng mà hình thành nên các càng. ...........
.......Theo các bậc cao niên tại càng An Thơ (xã Hải Hòa), càng Mỹ Chánh (xã Hải Chánh), càng Trung Đơn (xã Hải Thành), khi tiền nhân bước chân đến khai phá vùng đất hoang sơ này đã thấy xuất hiện nhiều loài thú dữ. Họ phải dựng những lều trại mặt hướng ra sông, lưng tựa vào hàng rào bằng cây gai hiểm để bảo vệ mùa màng khỏi sự tàn phá của loài thú...
Tại sao vùng đất này có tên là Càng ? Dân gian có rất nhiều điển tích. Theo các cụ cao niên, ngày xưa những người đi khai khẩn xuôi theo dòng Ô Lâu thì gặp những vùng đất màu mỡ nổi lên giữa mênh mông nước. Các vùng đất này đều có địa thế hình như cái càng cua đang hướng ra biển, lưng hứng phù sa do các con sông Ô Lâu, Ô Giang bồi đắp. Họ lên bờ và dựng những túp lều mặt hướng ra sông, sau lưng trồng cây chắn gió gọi là: “Tiền giang, Hậu bạng”.. Hiện ở càng Hưng Nhơn, xã Hải Hoà vẫn còn miếu thờ có ghi câu đối nhớ ơn tiền nhân đến đây khai khẩn:
“Tiền nhân khai phá ma lâm xứ - Hậu thế bảo tồn Vĩnh Hưng thôn”
 tạm dịch là ( Người đi trước khai khẩn chốn rừng thiêng- Thế hệ cháu con gìn giữ mảnh đất Vĩnh Hưng). Càng có nghĩa là càng con cua, cũng là kềm, giữ. Tên xóm càng từ đó mà thành.

- Càng Mỹ Chánh, thuộc Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị.
- Càng An Thơ, thuộc Hải Hoà, Hải Lăng, Quảng Trị.
-Càng Hội Điền, thuộc Hải Hoà, Hải Lăng, Quảng Trị.
- Càng Hưng Nhơn, thuộc Hải Hoà, Hải Lăng, Quảng Trị.
- Càng Câu Nhi, thuộc Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị.
- Càng Trung Đơn, thuộc Hải Thành, Hải Lăng, Quảng Trị.
- Càng Cây Da, thuộc Xã Hải Thọ, Hải Lăng, Quảng Trị.

Theo truyền khẩu một số gia tộc nơi làng Hưng Nhơn; Ngày ấy, nơi ranh giới xa xôi nhất của làng, nơi tứ bề mênh mông nước, nơi hoang vu ác địa chẳng có hộ dân trong làng muốn ra đó sinh sống...Khi có lưu dân mới đến sinh ngụ cư trong làng, ( Tục nhập cư vào làng ngày ấy vô cùng khó khăn) làng bèn cho họ ra ở nơi vùng đất heo hút ấy với điều kiện: Trông coi ranh giới cho làng và nhất là khi thấy xác trôi sông cập bến làng, thì tìm mọi cách đẩy, đưa xác ấy ra khỏi ranh giới làng mình...Vì ngày ấy nếu Quan trên biết có án tại địa phương, dù xác nơi khác trôi đến, thì làng cũng bị mắc vạ rất nặng, phiền toái trăm bề (thôi thì nếu có, đẩy đi nơi khác chắc ăn!!!)
 Càng Hưng Nhơn có họ ngụ cư ( không phải Lục Tộc khai canh) đến nay cũng 5 ~ 6 đời.
Mụ Càng trong tích bưng đá có thể cũng là dân ngụ chăng?
Càng có nghĩa là càng con cua, cũng là kềm, giữ. Tên xóm càng từ đó mà thành.
Một suy luận thật chân chất, nhưng sao thấy không ổn mấy!
Càng nhìn từ đê bao dọc kênh Mai Lĩnh-
 Ảnh Copy của http://vovanhoaqt.vnweblogs.com/
Các vùng đất này đều có địa thế hình như cái càng cua đang hướng ra biển,
...Sao như vậy được ? không lẻ cả 7 Càng hình dạng địa lý đều giống nhau hay sao?....

Thử tìm hiểu qua các tư liệu:
Xã: (社) (Shè) hiện nay là tên gọi chung các đơn vị hành chính thuộc cấp thấp nhất ở khu vực nông thôn, ngoại thành, ngoại thị của Việt Nam. Thuật ngữ đơn vị hành chính cấp xã đôi khi được dùng để chỉ toàn bộ cấp đơn vị hành chính thấp nhất của Việt Nam, nghĩa là bao gồm cả xã, phường và thị trấn. Phân cấp hành chính này có xuất xứ Trung Quốc và đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc.
Thôn: (村) (Cūn) còn gọi là Làng , Hương  (Xiāng) là tổ chức dân cư cấp cơ sở tại các vùng nông thôn Việt Nam, Trung QuốcĐài Loan. Tại Việt Nam, theo các quy định trong các Hiến pháp thì nó không phải là một đơn vị hành chính nhà nước.
Làng truyền thống điển hình thời trung và cận đại là một tập hợp những người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn nên mới có câu "Hương đảng, tiểu triều đình". Năm 1428 vua Lê Thái Tổ phân chia lãnh thổ thành các đơn vị gọi là tiểu xã, trung xã và đại xã. Thời nhà Lê đánh dấu việc nhà nước tăng cường kiểm soát làng xã. Viên quan cai trị làng lúc đó gọi là "xã quan". Năm 1467 thì bỏ "xã quan", thay bằng "xã trưởng."[1] Viên chức này không còn do triều đình bổ nhiệm nữa mà là do dân làng tuyển cử. Từ đó trở đi triều đình chỉ kiểm soát từ cấp huyện trở lên còn xã được coi như tự trị. Chức xã trưởng đến triều Minh Mệnh nhà Nguyễn thì đổi là "lý trưởng".
Trước đây, trên làng là , huyện, châu, phủ, lộ, đạo; dưới làng là thôn, xóm, ấp... tùy theo từng thời kỳ. Ngày nay, tổ chức trên làng là , huyện, tỉnh, quốc gia; tổ chức dưới làng có xóm.
Tổ chức làng:
Làng chủ yếu có ba cơ quan: cơ quan nghị quyết, cơ quan chấp hành, và cơ quan trị an. Thời nhà Lê thì hội đồng kỳ dịch là cơ quan nghị quyết, có hương trưởng (sau gọi là tiên chỉ) đứng đầu.Hương mục lãnh trách nhiệm trông coi tài sản công tư của xã. Trị an, tự vệ thì giao cho trùm trưởng (sau gọi là tuần đinh). Hương mục và trùm trưởng cũng là thành viên của hội đồng kỳ dịch.

Hội đồng kỳ dịch thường là các hương hào danh tiếng có phẩm hàm, học thức, hoặc là hưu quan trong xã. Điều kiện vào hội đồng không nhất định mà tùy theo hương ước của làng. Có làng xét ngôi thứ trong hội đồng theo "thiên tước" tức là ai cao tuổi nhất thì là tiên chỉ. Có làng xét theo "nhân tước" và ai đỗ cao nhất hay có phẩm hàm cao nhất thì ngồi chiếu tiên chỉ.

Hội đồng kỳ dịch thường nhóm họp một tháng hai lần vào ngày mồng một (sóc) và ngày rằm (vọng) sau khi lễ thành hoàngđình. Công việc cấp xã gồm quyết định chi thu các ngạch thuế đinh, tiềncheo, tiền vạ cùng những việc tế tự. Hội đồng kỳ dịch còn có quyền xét xử những vụ hình luật nhỏ.

Chấp hành là xã trưởng, tức lý trưởng do dân bầu ra để thi hành những nghị quyết của hội đồng kỳ dịch cùng là đại biểu của xã khi liên lạc với triều đình như các quan từ cấp huyện trở lên khi nhà nước thu thuế, mộ lính, hay bắt dân làm tạp dịch. Giúp xã trưởng là phó xã trưởng.
[sửa]

Xóm :[邻] lân (Lín )còn gọi là Liên Gia dưới thời Việt Nam Cộng hòa là tụ quần 1 tập thể hộ gia đình sinh sống gần nhau và có thể có mối quan hệ họ hàng với nhau tại các vùng nông thôn. Ngày nay trong nhiều thôn ấp được chia một các truyền thống về mặt văn hoá xã hội thành các xóm, thông thường những khu dân cư sinh sống ven đình được gọi là xóm đình dù xóm có thể bao gồm 2 ấp. Những tên xóm thông thường được dùng như xóm gò, xóm vịt, xóm ngoài, xóm trong, xóm bún,... tuỳ theo đặc điểm chung của xóm.
Tại Việt Nam, xóm  là cấp đơn vị hành chính dưới cấp thôn (mặc dù không được thừa nhận là một cấp đơn vị hành chính nhà nước). Xóm cùng với thôn được sử dụng chủ yếu ở nông thôn, trong cộng đồng dân tộc KinhMường.
......
Người dân vùng Càng dạy cháu con bằng câu hò:
“Con ơi nhớ lấy câu rày/ Đi mô cũng nhớ quê ta xóm càng...”.
Nhớ càng, nhớ một nền văn hoá đặc sắc mà chẳng nơi nào có được....Nhớ công lao chinh phục thiên nhiên của cha ông...

Thử tìm hiểu từ Càng theo cách xưa đặt tên theo âm Hán Việt:
Một số từ gốc sau một quá trình thường bị biến âm ( từ thanh ngang > thanh huyền):
Câu Nhi > Cầu Nhi
Câu Hoan > Cu Hoan > Cù Hoan
.....(Đang sưu tầm tiếp)
Làng Hưng Nhơn có địa danh : Biền Thượng, có thể do Biên Thượng ( ranh giới phía trên) biến âm mà ra ...

Có thể  từ  Cang >  Càng , Cang > Cương, Càng > Cường
-Đàng: Đường. Đàng quan: Đường lớn, Đàng hoàng= Đường hoàng
-Náng : nướng
-Nác: Nước. Uống méng nác = Uống miếng nước.
...................

*Cang:  (gāng) Lu, chum, vại đựng nước.
Thủy cang   (Shuǐ gāng) vại nước 
*Cương:  (冈 ) (gāng)
(Danh) Đồi, gò. ◎Như: cương loan khởi phục đồi núi nhấp nhô.
(Danh) Chỗ đứng canh gác, đồn. ◎Như:trạm cương đứng gác, bố cương bố trí canh gác,
*Cương:  (刚) ( gāng)
(Tính) Cứng, bền. ◇Liễu Tông Nguyên: Xỉ lợi giả niết, trảo cương giả quyết , (Trinh phù thi, Tự ) Răng sắc thì cắn, móng cứng thì cắt.
(Tính) Cứng cỏi, mạnh mẽ. ◇Luận Ngữ: Cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu ,, (Quý thị ) Vào tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu.
(Tính) Ngay thẳng, không thiên vị. ◎Như:cương chánh bất a ngay thẳng không theo hùa.
*Cương:   (jiāng, qiáng, jiàng)
(Danh) Ranh giới, biên giới, giới hạn của đất đai. ◎Như: cương giới ranh giới.
(Danh) Đất đai, quốc thổ. ◎Như: cương vực lãnh thổ, dị cương không cùng một đất nước.
(Danh) Giới hạn, cực hạn. ◎Như: vạn thọ vô cương tuổi thọ không cùng.
(Động) Vạch cõi, định rõ bờ cõi. ◇Thi Kinh : Nãi cương nãi lí (Đại nhã , Miên 綿) Bèn vạch ranh giới rộng, bèn chia khu vực nhỏ.
*Cang~Cương:   (gāng)
(Danh) Cổ họng, yết hầu. ◎Như: ách kì cang chẹn cổ họng.
(Danh) Sao Cang, một vì sao trong Nhị thập bát tú.
§ Ghi chú: Cũng đọc là chữ cương.
*Cương thổ:  疆土 (Jiāngtǔ)
Lãnh thổ. Vùng đất biên giới.
*Cương giới疆界 (Jiāngjiè)
Bờ cõi. Giới hạn.
*Biên cương: 邊疆 (Biānjiāng)
Vùng đất ở biên giới. § Cũng như biên cảnh  (Biānjìng) Biên tế, giới hạn. 
◇Tư Mã Quang :Ma mạch cực vọng vô biên cương (Họa phạm cảnh nhân tây kì dã lão 西) Rừng cây gai đồng lúa mạch nhìn mút mắt không giới hạn.
*Cương, cang:  (gāng)
(Danh) Thiên Cương : (1) Đạo gia gọi sao Bắc Đẩu là Thiên Cương. (2) Chỉ hung thần (theo đạo gia).
(Danh) Đạo gia gọi gió cực cao trên bầu trời là cương phong . Nay chỉ gió mạnh dữ. § Cũng viết là .
§ Chính âm là cang.
*Tam cương, tam cang: 三綱 
Ba giềng mối, gồm quân thần vua tôi,phụ tử cha con, phu phụ chồng vợ.
Trích : http://www.hanviet.org/
http://nguyendu.com.free.fr/langues/hanviet.htm
..........
Có một từ Càng nghĩa nôm ta thường dùng hàng ngày:
Càng: Thêm ra, hơn nữa.
VD: Con khôn mẹ đã mừng, con biết mẹ càng mừng hơn  ...(Từ Điển tiếng Việt- NXB Thanh Hoá)

....Vài cóp nhặt vặt vãnh "Lần theo dấu chân người xưa! " mong được học hỏi thêm!
Blogger. Nguyên- Phong Lê Ngọc Quốc










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét