Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

LÀNG QUÊ XA! ( P2)

Copy trên net
Lâu lắm không về thăm chốn cũ
Nghe tếng giun kêu, ngửi khói đồng
Những lúc bùi ngùi cơn xa xứ
Thương ai còn mỏi ngóng mòn trông.

Cái dạo ta đi sầu cứ biếc
Ráng chiều rơi thăm thẳm trên đồi
Mây tan vỡ, hoàng hôn ly biệt
Chỉ còn đây bao nỗi chơi vơi

Có ngờ đâu dòng đời xuôi ngược
Gió bay đi gió lại bay về
Âu yếm mỗi bờ tre hàng giậu
Mà sao người mãi bước u mê

Vẫn tiếng dế bờ tre hàng giậu
Mùi rạ thơm với khói đốt đồng
Vẫn trên đồi ráng chiều thăm thẳm
Bóng ai ngồi mỏi ngóng mòn trông.(Sỹ Hào)

Như các bạn đã biết, làng tôi bé như con ốc mút. Trước bến sau lại sông. Nó như khúc ruột thừa, đậu giữa ruột già và ruột non. Thừa thãi và vô tích sự. Ý tôi là làng tôi có cũng tốt, mà đế có còn...tốt hơn.


Nhưng theo như bố tôi kể lại. Có thể là ông biết hoặc hóng chuyện của các cụ cao niên. Thì làng tôi có đủ đặc trưng và phẩm chất của một làng quê Bắc bộ đơn thuần. Tức là có miếu thành hoàng, có cây đa, giếng nước và mái đình. Mỗi tội sau cải cách ruộng đất, rồi bài phong, đả thực thì những thứ kia tiệt đi mất cả. Đại khái như miếu thành hoàng thành bãi cột trâu, giếng đình thành nơi thả cá, đa chặt dóm lửa đêm đông, đình làng thành hố xí.


Nhẽ vì thế mà làng tôi ngày càng mạt. Chứ như xưa, vẫn theo những gì bố tôi biết hay hóng lại thì trong tổng, làng tôi là giàu và đẹp nhất. Lại có nhiều người đi ra, làm cả cách mạng, làm quan trên tỉnh và cả cho Tây.


Làng tôi có từ thời nào thì chẳng ai biết. Chỉ biết được lập bởi một ả liền bà. Khi bà chết đi thì có miếu ở chân cồn. Nhưng nhẽ là liền bà nên người ta không phong là thành hoàng, mà chỉ gọi là bà cô tổ. Miếu đó gọi là miếu bà cô tổ. Tôi gọi là miếu thành hoàng làng để cho nó sang, nó oách, không hơn.


Còn như đình làng. Xưa chỉ là cột kèo bằng gỗ xoan, gỗ mít, mái lợp là rơm rạ, trống hoác hơ, mặt chính quay ra bến. Đó là nơi tụ bạ của ông lý và một lũ bần nông mỗi khi làng có việc. Hoặc chỉ là nơi người ta túm tụm sau những bữa cày hay nằm khểnh dạng tò he những trưa hè. Mãi sau, đình mới được làm bằng gỗ lim và gạch nung, mái cất ngói âm dương óng ả. Đó là công của cụ Siêu, cự phú trong làng. Chả là cụ bỏ tiền cho làng làm đình mới, đổi lại, cụ thành ông lý. Danh hão thôi. Để cụ được gọi là ông lý Siêu.


Đấy, mọi thứ to nhớn và đẹp đẽ thế. Vì một khúc rẽ định mệnh của lịch sử mà tất cả đã tan hoang. Chẳng còn sót lại gì, kể cả trong tâm tưởng.


Khi tôi lớn lên, làng tôi hẵng còn đẹp. Con đường chính kéo dài từ đầu đến cuối làng biếc xanh những hàng râm bụt, giậu cúc tần vương vấn bụi dây leo tơ trời vàng óng. Cả những thân cây rưới dại cổ thụ sù xì, bốn mùa cho quả chín mọng, ăn ngọt lật. Phía cuối sông, đầu bến, tre kẽo kẹt ru giấc mộng đêm hè. Trong các lối xóm, ngõ vào nhà thẳng tắp bởi những hàng rào chè mạn. Nhà kiểu cách xén tỉa phô trương, phường giá áo để um tùm, rậm rạp. Vườn ai nấy cũng biếc những màu xanh, ngăn cách bởi phên tre đan vội. Ẩn hiện trong tất cả là những mái ngói thâm nâu, những mái tranh đánh vội và những cư dân còi cọc, lắm điều nhưng cũng rất đỗi thân yêu.


Còn như bây giờ, làng tôi khác lắm. Người ta đập hết những mái ngói thâm nâu mà xây nhà tầng chóp nhọn, nhà mái bằng bê tông chắc chắn như nhà tù. Con đường chạy dọc làng đẹp là thế, họ cũng đổ cấp phối đá răm. Những bờ rào dâm bụt, cúc tần, trà mạn phát tiệt đi cả, thay vào là tường gạch, tường vôi. Mà lại theo lối bần nông, mỗi nhà nhích ra một tí. Đường làng bỗng chốc thành con rắn ráo đang cố bò quanh co để lột xác sau mùa sinh. Những bụi tre cuối sông đầu bến cũng thôi kẽo kẹt. Thay vào đó là tiếng kẽo kẹt của vó bè kéo cá mùa lụt. Và hơn tất cả, những cư dân ngày một còi cọc hơn, lắm điều hơn. Sự thân yêu may chăng chỉ còn gói ghém chút ít trong cái gọi là anh em, họ mạc.


Tôi chẳng biết buồn hay vui vì sự thay đổi của làng. Điều tôi biết hơn là việc miếng đất quay mặt ra bến ngày xưa cất đình sau bao năm tan hoang làm nơi ỉa bậy con trẻ, nơi giao cấu chó má, mèo già đã được một ông trong làng cất nhà mái bằng nguy nga trên nền đất cũ. Ở chưa được năm thì mất chức chủ tịch và đi tù. Con cái tan hoang ốm đau chết tiệt. Giờ nó vẫn là nhà hoang, không ai dám ở. Ối tiền nhân ơi, trách phạt con cháu sao dã man, dữ dội?


Giếng đình sao bao năm làm nơi nuôi cá bột, giờ cũng được nạo vét để cả làng tắm gội. Chỉ thương gốc đa già đã được kịp thời hóa cốt là không thể nào có lại được. Người ta trồng vào đó mấy gốc bàng lá đỏ. Mộ bà cô tổ cũng được dựng bia, bao tường. Mỗi tội ít thấy người khói hương trừ dịp thanh minh hay tảo mộ ngày cận tết.


Bỗng chốc, làng tôi trở thành làng văn hóa. Vì những thứ thay đổi kia hay làng tôi có văn hóa thật?. Thế còn những làng không được công nhận thì vô văn hóa hết sao? Hay chưa có văn hóa?. Tôi chịu. Bởi cái xứ sở này, họ phát kiến ra nhiều khái niệm và í tưởng vĩ đại lắm, không ở đâu có và bì kịp. Người ta bắt đầu bàn chuyện phục dựng lại đình làng. Ối cha mẹ ơi, phát vãi. Tuyền kiểu thày bói xem voi, cãi nhau lấy được. Lại còn mời cả trên tỉnh, trên huyện xuống tư vấn, tham mưu. Vẫn không xong. Người ta còn a lố a lồ cho tôi mời cả trung ương về nữa kia. Tôi đéo dại. Cầm buồi cho thằng khác đái là một việc rất không nên. Hãy cầm buồi của mình, để không đái vào chân.


Thế là tịt. Và để xứng danh là làng văn hóa, người ta cho một mớ tiền, dựng một cái nhà văn hóa bê tông nghễu nghện giữa làng trên sân kho HTX cũ. Trên biển đề: Nhà văn hóa thôn Phúc Hậu. Chả là làng tôi có tên là Phúc Hậu. Nhưng khốn thay, các cô dâu mới về làng lại đặt một cái tên rất ác là làng Hốc Hại. Là ăn hại đó, thưa các bạn. Bởi đàn ông làng tôi rặt một lũ ăn hại. Quanh năm làm thuê, rồi rượu chè và đánh vợ, hơ hơ.


Tôi may nắm thoát li. Mỗi bận nghĩ về làng là mỗi lần ái ngại. Nhưng đó vẫn là chốn tôi đi về và cũng có thể là nơi an nghỉ. ..

2 nhận xét:

  1. Quốc ơi!
    Còn thấy thiếu những món ăn(dịch ra "Nội ngữ" XHCN:Văn hóa ẩm thực).
    Khoai,Bắp, cá...nướng ,
    nhưng sẽ...chưa có các "gia vị"
    mà Quốc đang nêm...Cay,đắng...

    Trước khi Ăn (Văn Hóa Ẩm thực)...nhớ Chao tay,
    bỡi Quốc mới ...cầm BÙ..

    Quý mến.
    Lê Xuân Thìn

    Trả lờiXóa