Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

ÔN CỐ TRI TÂN (2)


民之父母 (Mín zhī fùmǔ)
Dân chi phụ mẫu 
Vua Minh Mạng ( ảnh NET)
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15,45506,page=1

Ở nước Việt, chế độ phong kiến đã cáo chung từ lâu, ngoài những mặt tiêu cực do giai cấp thống trị ngày ấy đem đến bao lầm than cho nước Việt, nhưng xét cho cùng mọi việc đều do người tạo nên. Chế độ phong kiến vào thời điểm nào đấy, cũng có mặt tích cực, mà hậu thế nên tìm hiểu.
Trích dẫn:
Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ chuyển ngữ từ chữ féodalité (hoặc féodalisme), một chữ bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối". Ở Trung Quốc thời Tây Chu cũng có chế độ vua Chu đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để dịch chữ féodalité. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó.
Chuyện xưa
Đọc KHÂM ĐỊNH ĐẠI NAM HỘI ĐIỂN SỰ LỆ - Thấy luật lệ ngày ấy thật khắc khe, không những dân đen mà cho đến quan lại cũng bị ràng buộc nặng nề;
Trích: tập VI Quyển 204 - Trang 641:
ĐỂ QUÁ THỜI KỲ KHÔNG CHỊU SỬA CHỮ ĐÊ NGĂN NƯỚC
Quan lại ở tỉnh ( ảnh NET)
(Luật Minh Mạng thứ 11- 1830)
Phàm quan lại không chịu dự phòng trước để sửa đắp đê ngăn nước sông hay là có sửa đắp đê mà để quá kỳ hạn,thì quan lại đề điệu điều bị đánh 50 roi! (mặt dù chưa xảy ra sự cố! Lảnh roi xong còn mặt mũi nào gặp dân con nữa! huhu) Nếu có huỷ hoại đến nhà cửa của người ta, trôi mất tiền của đồ vật thì xử phạt 60 trượng; vì thế mà   làm thương tổn đến mạng người, thì xử phạt 80 trượng. Nếu không dự phòng trước sửa đắp đê đập, cùng là có sửa chữa nhưng để quá thời hạn, thì xử đánh 30 roi. Còn như khi nước lớn mưa liền mấy ngày làm tổn hại đê đập, không phải sức người có thể chống lại được, thì không bắt tội.(Quả thật phân minh!)SỬA CHỮA CẦU ĐẬP ĐƯỜNG XÁ (trang 647)
Phàm các cầu đập đường xá, thì các quan tả nhị ở phủ, châu, huyện, có trách nhiệm ( chuyên việc, chuyên coi), đến kỳ hết việc làm ruộng (!), phải thường xuyên trông nom sửa sang cầu đập cho được kiên cố, đường xá cho được bằng phẳng; nếu chổ nào hỏng nát không chịu sửa sang, làm trở ngại cho sự đi lại, thì quan có chức trách phải bị xử đánh 30 roi (đây nói đã có cầu đập mà không chịu sửa chữa); nếu ở chổ bến đò nào nên làm cầu đập mà không làm, nên đặt bến đò ngang mà không đặt, thì xử đánh 40 roi. (đây nói chổ chưa có cầu đập thì phải làm).( luật này theo thiển ý, nhà nước cần học tập ngay, chứ không thể viện lý do như một vị quan to từng nói: Xử hết lấy quan đâu làm việc! hihihi quả thật là chịu nói đùa)
Xem ra phận làm quan ngày ấy thật là khó!

Chuyện nay
Trích: 
http://phapluattp.vn/20110205060124282p1027c1097/chuyen-xua-chuyen-nay-quan-chi-phu-mau.htm /02/2011 - 01:30
Chuyện xưa chuyện nay: “Quan chi phụ mẫu”?(PL-NS)- Bạn TRẦN VĂN VÂN, đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP.HCM, hỏi: Báo Sài Gòn Tiếp Thị số 108 (thứ Sáu 17-9-2010) có bài viết “Đi đường sụp hố, thiếu an toàn: Lỗi trước hết thuộc về quản lý nhà nước”. Tác giả viết về mối quan hệ giữa nhà nước với dân như sau: “Nhân dân không mong muốn cán bộ quản lý nhà nước chỉ là “đầy tớ” mà phải thực sự là “quan chi phụ mẫu” (quan như cha mẹ) theo nghĩa cao đẹp của từ này: liêm, chính và đặc biệt là không vô cảm bởi nói cách nào đó, vô cảm là không có trách nhiệm!”.Vậy thì nhân dân mong đợi các quan làm “cha mẹ của dân” hơn là làm “đầy tớ của dân” ư? Theo Anh Phó nên cư xử cách nào cho đúng?ANH PHÓ trả lời: Bạn Trần Văn Vân thân mến,Vấn đề tác giả bài báo đã bàn và bạn nêu lại với tôi thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với dân mà cụ thể là giữa quan lại (thời xưa) và cán bộ, công chức nhà nước (thời nay) với nhân dân, phải cư xử như thế nào cho thật tốt, cho có trách nhiệm.Thời xưa ở phương Đông theo chính thể quân chủ, người đứng đầu trong nước là vua, đại diện vua trực tiếp cai trị dân là các quan lại. Đó là tầng lớp vua quan thống trị. Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Khổng-Mạnh, trừ những kẻ “hôn quân vô đạo” ra, nói chung thì đấng minh quân nào cũng nêu cao bổn phận coi dân như con của mình; vua quan được đào tạo phong cách cư xử trọng dân, thương dân, lo cho dân… để xứng đáng là bậc “cha mẹ của dân” (dân chi phụ mẫu). Trong chế độ ấy, về pháp lý cũng như đạo lý, thần dân trăm họ được hưởng sự chăm sóc của chính quyền nhà nước như bậc cha mẹ lo cho “con cưng” của mình vậy (dân vi quý). Chứ dân không phải là đám người thấp cổ bé miệng cứ bị nhà cầm quyền hà hiếp, bóc lột, đối xử như cỏ rác. Nghĩa cử xứng đáng của cha mẹ thời nào cũng vậy đó, quan hệ giữa cha mẹ với dân thời nào cũng là quan hệ ruột thịt, làm một cách tự nguyện, hết lòng, hết sức.Đời sau có vẻ tiến bộ hơn nên từ thế kĩ XX, người ta bắt đầu lý luận hướng mối quan hệ “cha mẹ” ấy trở thành “đày tớ của dân” (dân chi công bộc), nghĩa là cán bộ, công chức luôn phải đặt mình trong tư cách đày tớ phục vụ chủ là dân. Nhưng dù sao cũng phải thấy thực tế giữa đày tớ với chủ chỉ là quan hệ người dưng đối với nhau. Kẻ đày tớ nào cũng trung thành với chủ có mức độ thôi, lo lắng, chăm sóc chủ có mức độ thôi: có tiền thì nó làm, không tiền thì nó phản…Cho nên theo tôi, vấn đề là người cầm quyền tự giác cư xử tốt với dân, chứ không phải chỉ nói là “cái gì”, là “dân chi phụ mẫu” hay “dân chi công bộc”. Dù thế nào thì ý của tác giả bài báo ấy cũng rất sâu sắc: Chừng nào chính quyền lo lắng cho dân như cha mẹ bức xúc lo cho con cái, nơm nớp lo cho con mình đi đường rủi ro sụp ổ trâu, lỗ cống mà chết thì mới hy vọng có an toàn giao thông đường bộ.Có lẽ cũng cần lưu ý thêm với bạn: Nói “dân chi phụ mẫu” (nghĩa là “cha mẹ của dân”) mới đúng sách vở thánh hiền; chứ nói “quan chi phụ mẫu” như tác giả bài báo đã dùng thì nghe hơi trái, tôi chưa từng nghe ai nói vậy đâu, bạn ạ.Thân chào!(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 160)
.....................







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét