Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

ÔN CỐ TRI TÂN (3)

Ngài Phan Thanh Giản
Bài copy từhttp://blog.yahoo.com/_SRRLETHPVCHA4J4CE7FIF3GZQM/articles/405351/index

NHỮNG CÁI CHẾT ĐI VÀO LỊCH SỬ !


Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử nói rằng: "Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ."

Như vậy tựu chung lại thì biết xấu hổ về việc làm xấu, vươn đứng lên làm việc làm tốt cho nhân dân, cho đất nước, đó chính là tự đề cao nhân phẩm của chính mình để trước là trở thành thiện nhân, sau trở lên bậc Thánh nhân.

Nhưng các giá trị đạo đức đó đang ngày bị mất đi và nhiều người nay làm việc sai quấy, tội lỗi đã không dám nhận lỗi của mình mà quanh co nhiều khi tìm mọi cách lấp liếm mà phải chờ khi mọi cái được tung ra ánh sáng mới cúi đầu nhận tội.

Chuyện VN xưa,chuyện Hàn quốc .....trong khung cảnh ngày nay, khi quan không còn biết xấu hổ là cái gì, sống so với tổ tiên xem ra không bằng cái móng chân, nhắc lại cũng đỡ tủi .



Ngày xưa .....
Lý Trần Quán
Năm 1786, Nguyễn Huệ- khi này là Long Nhương tướng quân kéo quân ra Bắc với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh“. Chúa Trịnh là Đoan Nam vương Trịnh Khải chạy về Hạ Lôi.Tiến sĩ Lý Trần Quán đón tiếp, giả bộ Trịnh Khải là quan Tham tụng Bùi Huy Bích. Tuy vậy, học trò của ông là Nguyễn Khang biết rõ chuyện thực và báo cho quân Tây Sơn tới bắt Trịnh Khải . Trịnh Khải tự tử trên đường đi.






Khi bị Trần Quán chỉ trích câu " Quân sư phụ" , Nguyễn Khang đáp: "Sợ thầy không bằng sợ giặc, quý Chúa không bằng quý thân"

Tự xét thấy mình không bảo vệ được chúa và không biết dạy dỗ học trò, Lý Trần Quán tự tìm tới cái chết. Ông mua quan tài, mặc nguyên mũ áo nằm vào trong, rồi sai người đem chôn sống vào ngày 29 tháng 6 âm lịch năm 1786, hai ngày sau khi Trịnh Khải chết.

Phan Thanh Giản
Ngày 20 đến 24 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863) rồi An Giang và Hà Tiên.

Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, cụ Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng.Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.


Cụ Phan Thanh Giản không cho con cháu đề chức vụ trên bia mộ, ghi đơn sơ " Người học trò già"

Khi sang Âu Châu thương nghị với phía Pháp, tận mắt chứng kiến sự hùng mạnh của người Tây, ông đã viết bài Tự Thán

Từ ngày đi sứ tới Tây kinh,
Thấy việc Âu châu phải giật mình.
Kêu gọi đồng bang mau kịp bước,
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin…
Nguyễn Tri Phương
Đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20 tháng 11 năm 1873, Garnier đánh úp thành Hà Nội. Hơn hai nghìn quân triều đình bị bắt làm tù binh .Con trai là Phò mã Nguyễn Lâm trúng đạn tử trận, khâm sai đại thần -Tráng Liệt bá Nguyễn Tri Phương, người chịu trách nhiệm bảo vệ thành Hà Nội cũng bị thương nặng và bị rơi vào tay giặc Pháp .Người Pháp băng bó vết thương cho ông thì ông dùng tay giật ra, người Pháp đút thuốc vào miệng thì ông phun ra hết, nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa"

Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (1 tháng 11 Âm lịch), thọ 73 tuổi.



Tượng thờ của cụ Nguyễn Tri Phương
Hoàng Diệu
Hà Nội cũng chứng kiến cụ Tổng đốc Hoàng Diệu treo cổ cạnh võ miếu tử tiết sau khi thành Hà Nội bị Pháp chiếm.



Di ảnh cụ Tổng đốc Hoàng Diệu

Và chuyện ở Hàn Quốc .

Quay về sự kiện ông cựu tổng thống Nam hàn Roh Moo-Hyun thì như ông nói: "Cuộc sống quả là khó khăn" như ông trăn trối. Từ một công nhân, tự học để trở thành luật sư, trở thành một chính trị gia lên tới đỉnh cao: đắc cử tổng thống của một quốc gia dân chủ và chính những gì ông đấu tranh chống tham nhũng ở quốc gia này sau nhiều năm đã đưa ông trở thành vị Tổng thống được nhân dân yêu quý. Nhưng rồi sáng 23-5-2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu. "Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình," trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa.
.......


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét