Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

HƯNG NHƠN- NHỮNG NGÔI MỘ CỔ (tt 3)

LĂNG GIÀ CHA
Gia phả Nguyễn tộc- Trung chi, đệ tứ hệ làng Hưng Nhơn ghi:
Nhị đại cao tổ : Nguyễn Đức Kỳ- Cẩm Y Vệ Sứ, Chánh Trực Hầu Lăng tại Xứ Phước Lý thường gọi lăng Già Cha. Ngài có 2 vợ người trong làng thuộc họ Nguyễn, hai bà được táng theo lăng chồng, bên tả và bên hữu. Gặp năm cơ cầu đinh mùi (1775), mậu thân (1776) ( lúc này quê hương đang bị Chúa Trịnh- Đàng ngoài xâm chiếm) Đại Nam Thực Lục- Tập I, Tiền Biên- Quyển XI ghi:
”...Giáp Ngọ, mùa đông, tháng 10, Thuận Hóa đói to, mổi lẻ gạo trị giá một tiền, ngoài đường có xác chết đói, người nhà có người ăn thịt lẫn nhau !”
Tình hình xã hội Thuận Hóa lúc bấy giờ cực kỳ tối tăm: Thiên tai, mất mùa, nạn đói làm kiệt quệ khắp làng quê! .
Ngài cùng anh trai, là Nguyễn Đức Mậu- Tiền triều hộ bộ thượng thư Chánh dinh cai bộ tào kiêm tri thương bạc thuế lệ- Tuyết quang Hầu (Ngài có sắc phong của Vua Cảnh Thịnh năm thứ 7 (1799); tự xuất lúa gạo ra nuôi sống dân làng khỏi bị nạn đói hoành hành. 
Ngài không con trai thừa tự, khi mất làng cảm nghĩa, cắt một mẫu ruộng ở cồn Ông Ngò làm ruộng hương hỏa trăm năm!
Tuy gia phổ không ghi Ngài sinh năm nào, nhưng dựa trên những thông tin trên và quan bố chánh Nguyễn Đức Hộ sanh năm 1777 là cháu gọi ngài là chú ruột, nên có thể suy đoán Ngài sống trong khoảng nữa đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, và có thể làm quan hai triều Chúa Nguyễn và Tây Sơn ( Nguyễn Huệ- Nguyễn Quang Toản)

Ngày trước theo lời kể của một cụ bà trong làng sanh năm 1940:
 ...Ngày ấy thời niên thiếu, bà cùng các bạn đồng trang lứa hay ra tụ họp ca hát bên lăng Già Cha...( thời chín năm kháng chiến)
Qua hơn 200 năm biến thiên dâu bể, bao trận bão lụt, lăng Ngài bị xuống cấp nghiêm trọng, bao lớp cỏ mọc lên, lụi tàn, bao lớp phù sa hàng năm theo con nước bồi đắp, lăng Ngài chìm dần theo năm tháng theo cả nghĩa đen lẫn bóng! Ngày trước cũng theo gia phả họ Nguyễn chép:
"...Người trong làng cảm đức độ danh xưng Ngài Tuyết quang Hầu là Già-Ông và Ngài Chánh trực Hầu là Già-Cha. Ngài Già-Cha không có con thừa tự, làng có đóng một mẫu ruộng tại xứ Ông Ngò khoảnh để làm hương hỏa trăm năm. Gặp ngày kỵ của hai Ngày, làng có đi lễ để nhớ công đức..."

Lăng Già- Cha, cồn mồ xứ Phước Lý
Con Cù chầu lăng Ngài đã dãi dầu bao năm tháng!
Lăng mộ ngài Già cha có cấu trúc hình mu rùa, hai bên có đôi Cù chầu, la thành, bình phong và vật liệu xây dường như cũng giống những ngôi mộ cổ ở Văn Quỹ ! Quy mô lớn hơn, lại có lý lịch rỏ ràng hơn. Theo lời kể của một vị họ Lê- Văn Quỹ khi có sự phát hiện của nhóm khảo cổ thì lăng mộ cổ ở Văn Quỹ cũng chìm lấp trong đất phần lớn, nay được nạo vét, mới lộ rỏ phần lăng như theo hình chụp vào trung tuần tháng 8- 2012.



NẤM MỘ HÌNH MAI RÙA DÀNH CHO NHỮNG BẬC TÔN QUÍ.
"Con qui là một trong 4 con vật linh, khi nó có mặt ở lăng mộ với cái mai bao bọc nấm mộ thì nó có vai trò che chở chủ nhân ngôi mộ, vị chủ nhân này là bậc tôn quý như các đại quan có tước công, hầu hoặc các vương, đế.
......................
Ngôi mộ có nấm hình mai rùa ở Văn Quỹ, Hải Tân, Quảng Trị với chủ nhân là một viên quan họ Trần, từng giữ chức Cai Hợp thuộc Ty Tướng Thần Lại ở Quảng Nam, được một con trai và bốn người con gái dựng bia vào năm Kĩ Hợi[?]. 
Trích: http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/2012/05/hung-nhon-nhung-ngoi-mo-co.html



.............................
Những năm kỷ hợi trong khoảng thời gian ấy nằm trong những năm: ...1599,1659,1719,1779...

Mộ cổ làng Văn Quỹ


Tấm bia phía sau là bia phục dựng


Trầm tư bên di tích xưa

LĂNG MỚI PHÁT HIỆN TẠI CỒN MỒ LĂNG
 (Đồng làng Hưng Nhơn)









Vật liệu xây gồm hỗn hợp : Sỏi, vỏ hến, hàu, vôi mật đường, khói đèn.....

Mộ Ngài cao cao...Tổ họ Lê Ngọc
MỘ NGÀI CAO CAO...TỔ HỌ LÊ NGỌC
 (Trước năm 1954 là Lê Đức)
Theo gia phả họ Lê Ngọc trùng tu vào năm Thành Thái thứ 2 (1890) chỉ chép rỏ được danh tính, chức tước, ngày kỵ, mộ táng của các ngài đời thứ 12 trở về sau (gia phả trước đã bị thất lạc, binh hoả...Từ nhiều đời trước, con cháu đời sau không rõ...)
...Phả ghi ngài Lê Đức Toản- Đội trưởng có vợ là em gái (Chị?) của Ngài Già cha, cho nên Ông Toản là người cùng thời với Ngài Già cha, mộ phần ông nằm song táng độc lập trên một cồn cao ở cồn Ông Ngò; Còn Ngài Cao cao...Tổ không rỏ danh tính được ghi dưới   mục Ngài Thỉ tổ Họ:
Ngài cao cao...Tổ
Mộ táng: Cồn mồ Nậy (Lớn) cận mộ phái Như
Kỵ ngày 6/ 11 ÂL
Mộ cạnh âm hồn- Cồn mồ Nậy, gần mộ phái Nguyễn Như
Như vậy có thể tin rằng mộ của Ngài cao cao...Tổ họ Lê ngọc có niên đại xa hơn mộ Ngài Già cha!...
Sau 1975 trong phong trào dành đất cho sản xuất! Mộ ngài bị cải táng đưa lên trầm, khi bốc mộ quách ván vẫn còn, quách to lớn khác thường! tóc, răng vẫn còn, có một số đồ tuỳ táng như cốc chén... Sau này mộ Ngài đã được con cháu trong họ chuyển về lại nơi củ.
Mong có một ngày các ngôi mộ cổ ở làng Hưng Nhơn được giới khảo cổ biết đến, khảo cứu...Nhằm tìm lại một nền văn hoá xưa của làng, dấu tích cha ông ngày ấy; Để con cháu ngày nay và mai sau tự hào về tiền nhân, tự hào về truyền thống, thêm yêu mãnh đất quê hương mà cha ông ta đã dày công vun đắp!
Cầu tre lắt lẻo ra Lăng!
Ước mong thế hệ trẻ vẫn luôn tưởng nhớ công ơn tổ tiên



Quê hương thanh bình









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét