Hình bóng người xưa- phác thảo của Hồ Trung Tú |
Nhà tiền Lê : 982.
Nhà Lý : 1020, 1044, 1069, 1075, 1103.
Nhà Trần : 1252...
Từ đấy (1306) dân cư Việt bắc đầu tiến vào khai canh lập ấp.
Khi mới bước chân tới vùng đất xa lạ, đoàn người di cư tha hương không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng, lo lắng:
Khi ấy, dân cư tại Thuận Hóa rất phức tạp:
Ở đây đất nước lạ lùng!
Nghe con chim cũng sợ, thấy con cá vùng cũng kinh!
“ Ngoài những người vào định cư từ trước, còn những người theo Nhà Mạc, những người tù đày, những du đãng(!) phiêu lưu từ các miền Thanh , Nghệ hoặc xa hơn nữa thâm nhập qua các thời kỳ, đi tìm may mắn ở những vùng đất mới, những quan, quân bất mãn họ Trịnh hoặc bị lầm lỗi bỏ chạy vào nam, những thổ hào, thổ tù cường ngạnh nhũng nhiễu lương dân, những người Chàm còn ở lại…” (Trích Phan Khoang- Việt sử xứ đàng trong)
…Để tạo niềm tin cho những chuỗi ngày lao động gian khổ, để thuần nhất hóa khối thành viên phức tạp ấy, cần phải cầu viện đến hành trang tin thần mang theo từ tổ quán ngoài Bắc vào, để an ủi, cũng cố tinh thần:
Khu vực sông Ô Lâu, các làng bên bờ nam sông được thành lập hầu như trước bờ bắc: Vĩnh Cố (Vĩnh An), Ưu Đàm (Ưu Điềm), An Triền (Hòa Viện) , Trạch Phổ, Mỹ Xuyên, Phước Tích ( đất đai ven sông đã được khai phá trước, màu mỡ - chỉ là khai canh chứ không có làng khai khẩn?) (Xem http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/2012/08/lan-theo-dau-chan-nguoi-xua-tt-25.html )
…Để tạo niềm tin cho những chuỗi ngày lao động gian khổ, để thuần nhất hóa khối thành viên phức tạp ấy, cần phải cầu viện đến hành trang tin thần mang theo từ tổ quán ngoài Bắc vào, để an ủi, cũng cố tinh thần:
Măng giang nấu cá cạnh nguồn;
Đến đây anh cũng bán buồn mua vui.(trích Lê Nguyễn Lưu- đời sống văn hóa làng xã Huế)
Khu vực sông Ô Lâu, các làng bên bờ nam sông được thành lập hầu như trước bờ bắc: Vĩnh Cố (Vĩnh An), Ưu Đàm (Ưu Điềm), An Triền (Hòa Viện) , Trạch Phổ, Mỹ Xuyên, Phước Tích ( đất đai ven sông đã được khai phá trước, màu mỡ - chỉ là khai canh chứ không có làng khai khẩn?) (Xem http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/2012/08/lan-theo-dau-chan-nguoi-xua-tt-25.html )
Bờ nam lưu dấu nhiều di tích của dân “Tiền Trú” miếu, đền, bệ thờ mà bờ Bắc dường như rất ít, có thể vỏ đoán vì đây là vùng đất tranh chấp khốc liệt cho nên dân “Tiền Trú” đã chọn bờ nam sinh sống, xây dựng chính, lấy con sông bờ bắc làm hào lũy thiên nhiên để bảo vệ mình…
Phía bờ bắc, làng Câu Nhi thành lập 1429 (Theo Thỉ thiên tự- Bùi Trành)…(Lần ấy giả làm khách buôn, nhưng thực ra là để tìm đất, người nhà đi theo không thể biết được. Nhân Triều đình ra lịnh : xứ Ô châu, người Chiêm thành đã bỏ đi hết, phàm nhân dân các địa phương của ta ai không có nhà cửa ruộng vườn, của cải, mộ được nhiều người tụ tập cày bừa, đợi thành lập làng xóm mới đánh thuế, Ta đứng lên hưởng ứng, bàn bạc, mộ được hơn 20 người…Nguyên trước Tôi có bàn bạc với người Chiêm thành ở đấy, định chỗ ăn ở rồi, nên nay không còn phải lời qua tiếng lại nào nữa. Nhân đó mua tranh gỗ dựng nhà, chưa đầy một ngày thì xong. Làm tạm một cái rạp ở chỗ nhà, sắm sửa heo xôi, bày biện hai bàn tế một lễ, mời tất cả về hưởng,cáo táng kim cốt (?)và cáo xin canh phá. Từ đó về sau, chỗ ở đã chắc chắn, người Chiêm thành lũ lượt tới lui, tôi đem hết lòng thành đối đãi với họ, mỗi khi họ gặp sự biến, tôi đều qua lại giúp đỡ”…Hình bóng người xưa !
Dường như chẳng còn một tư liệu hình ảnh gì về cha ông ta ngày ấy lưu lại; nhân dạng như thế nào, trang phục ra sao ? sống, chiến đấu, lao động nơi ma lâm, chướng khí như thế nào? Chắc hẳn không ít người trong chúng ta, lớp hậu duệ được thừa hưởng thành quả của tiền nhân mong muốn được tường tận, đều ấy hầu như không thể!
Có một người : nhà văn, nhà báo Hồ Trung Tú http://hotrungtu.blogspot.com/
Đã cố công dựng lại hình ảnh ấy: Trên đầu trang là phác họa lưu dân Việt tiến vào miền trung, trên vai hành trang, quang gánh bị vải, chân trần…kế bên là dân tiền trú....
ÔNG BA BỊ |
Có một nhân vật hình tượng mà dường như tất cả chúng ta thời thơ ấu đều biết và sợ:
Ông Ba Bị (weng ba bei)
…Đó là một người đàn ông đen đủi, gớm ghiếc, vai mang ba cái bị lớn. Hể đứa trẻ nào không ngoan, khóc mãi mà không chịu nín là ông Ba Bị sẽ tới bắt bỏ vào bị mang đi mất…
Có giả thuyết: Ngày ấy sau khi vua Lê Thánh Tôn bình chiêm (1471) lưu dân Đại Việt tràn vào miền đất mới …. tiếp đó sự mất mùa đói kém tạo ra làn sóng di dân từ miền bắc, Thanh, Nghệ… Khắp nơi xuất hiện những tay mẹ mìn chuyên bắt trẻ con đem bán cho dân đàng Trong. Hình tượng ông Ba Bị hình thành trong giai đoạn này.
Giả thuyết khác: Khi lưu dân từ miền ngoài, dứt ruột lìa xa bổn thổ, cố hương, tiến vào miền đất mới…Họ ra đi với quyết tâm tạo dựng một quê hương mới tốt đẹp hơn và chọn mãnh đất ấy cho con cháu mai sau, nên hành trang ngoài bị lương thực- vật dụng, một bị là đứa con trai nhỏ (?) và cái bị thứ ba trang trọng nhất đựng hài cốt của cha ông mình (phong tục xưa?)…Họ ra đi, ra đi, lầm lũi qua các thôn, xóm…trong những chiều đông giá lạnh, sương mờ…tạo nên hình tượng một hình dạng người đàn ông đen đũi, vai mang ba bị to và được các bà mẹ dỗ trẻ khóc quấy:
Và quả thật kì lạ, tiếng khóc bỗng câm bặt…không gian dường như lắng xuống trong sự sợ hãi của đứa trẻ và sự hả hê đắc thắng của những người lớn.
Ông Ba Bị (weng ba bei)
…Đó là một người đàn ông đen đủi, gớm ghiếc, vai mang ba cái bị lớn. Hể đứa trẻ nào không ngoan, khóc mãi mà không chịu nín là ông Ba Bị sẽ tới bắt bỏ vào bị mang đi mất…
Có giả thuyết: Ngày ấy sau khi vua Lê Thánh Tôn bình chiêm (1471) lưu dân Đại Việt tràn vào miền đất mới …. tiếp đó sự mất mùa đói kém tạo ra làn sóng di dân từ miền bắc, Thanh, Nghệ… Khắp nơi xuất hiện những tay mẹ mìn chuyên bắt trẻ con đem bán cho dân đàng Trong. Hình tượng ông Ba Bị hình thành trong giai đoạn này.
Giả thuyết khác: Khi lưu dân từ miền ngoài, dứt ruột lìa xa bổn thổ, cố hương, tiến vào miền đất mới…Họ ra đi với quyết tâm tạo dựng một quê hương mới tốt đẹp hơn và chọn mãnh đất ấy cho con cháu mai sau, nên hành trang ngoài bị lương thực- vật dụng, một bị là đứa con trai nhỏ (?) và cái bị thứ ba trang trọng nhất đựng hài cốt của cha ông mình (phong tục xưa?)…Họ ra đi, ra đi, lầm lũi qua các thôn, xóm…trong những chiều đông giá lạnh, sương mờ…tạo nên hình tượng một hình dạng người đàn ông đen đũi, vai mang ba bị to và được các bà mẹ dỗ trẻ khóc quấy:
“ Nín không ông ba bị tới kìa! ”
“Ba bị chín quai, mười hai con mắt, hay bắt trẻ con…”
Và quả thật kì lạ, tiếng khóc bỗng câm bặt…không gian dường như lắng xuống trong sự sợ hãi của đứa trẻ và sự hả hê đắc thắng của những người lớn.
http://www.tuhai.com.vn/news/index.php?option=com_content&task=view&id=298&Itemid=86
Blogger nghiêng về giả thuyết thứ hai hơn, vì cái bị thứ ba chứa hài cốt cha ông dường như đó là phong tục ngày ấy, trong Thỉ Thiên Tự - Ngài Bùi Trành làng Câu Nhi có đề cập tới:
Và ở làng Mỹ Xuyên, gia phả họ Lê Văn có đoạn chép:
Blogger nghiêng về giả thuyết thứ hai hơn, vì cái bị thứ ba chứa hài cốt cha ông dường như đó là phong tục ngày ấy, trong Thỉ Thiên Tự - Ngài Bùi Trành làng Câu Nhi có đề cập tới:
“… Làm tạm một cái rạp ở chỗ nhà, sắm sửa heo xôi, bày biện hai bàn tế một lễ, mời tất cả về hưởng, cáo táng kim cốt và cáo xin canh phá…”
Và ở làng Mỹ Xuyên, gia phả họ Lê Văn có đoạn chép:
…"Thủy tổ Lê Đại Sĩ sinh hạ nhất nam: ông "xã gánh" Lê Cá tục viết ông Cập. Do tại Thanh Hóa trấn, thủ thân phụ ngọc cốt, tức Lê Đại Sĩ hồi an táng bổn xã cát địa. Tái canh Ma Nê xứ điền dĩ bạch y tả kiến canh bộ. Lê Cá sinh hạ tam nam tức ông Cán, ông Cạnh, ông Lực".
Qua phần gia phả nêu trên, ta biết được rằng: Người họ Lê vào mảnh đất này đầu tiên là ông Lê Cá, tục gọi là ông "xã gánh" (Các cụ trong họ nghe kể lại, vì tổ của họ gánh rất mạnh nên lại làm xã trưởng nên được gọi là ông xã gánh), là người ở trấn Thanh Hóa, sau khi vào sinh sống ở đây một thời gian, đã trở ra Bắc đưa hài cốt thân phụ là Lê Đại Sĩ vào táng tại vùng đất tốt của làng và tôn làm thủy tổ của dòng họ Lê Văn. ..”
http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p39/c54/n4766/Phat-hien-van-ban-Han-Nom-co-cach-day-546-nam-tai-Phong-Dien-Thua-Thien-Hue.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét