Bài vị Ngài thỉ tổ Lê Đức được xếp thứ tư trong nhà thờ lục tộc làng Hưng Nhơn |
Nhân đọc bài:Lễ Đông Chí Làng Hưng Nhơn, năm 2012
Nguyễn Như Khoa:http://nguyennhukhoa.blogspot.com/2012/12/le-ong-chi-lang-hung-nhon-nam-2012.html
Trích:....
Cẩn dỉ: Hương đăng hoa quả, thanh chước thứ phẩm chi nghi cảm trí cáo vu.Theo bài tế đông chí của làng, và khám thờ các vị thỉ tổ khai canh tại nhà thờ lục tộc thì bài vị ngài thỉ tổ họ Lê Ngọc được xếp thứ tự thứ 4:
- Hiển thượng Thỉ tổ Khai canh Lê Quý Công huý Huy, Sắc tặng Dực bảo trung hưng phò tôn thần vị tiền.
- Hiển thượng Thỉ tổ Khai canh Nguyễn Quý Công huý Đỉnh, Sắc tặng Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần vị tiền.
- Hiển thượng thỉ tổ Khai canh Trần Quý Công huý Văn, Sắc tặng Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần vị tiền.
- Hiển thượng thỉ tổ Khai canh Lê Quý Công huý Đức, Sắc tặng Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần vị tiền.
- Hiển thượng thỉ tổ Khai canh Nguyễn Quý Công huý Nhơn, Sắc tặng Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần vị tiền.
- Hiển thượng thỉ tổ Khai canh Nguyễn Quý Công huý Lập, Sắc tặng Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần vị tiền.
- Hiển thượng Trọng tổ tùng Khai canh Nguyễn Quý Công huý Đương, Sắc tặng Dực bảo trung hưng linh phò tôn thần vị tiền....
1- họ Lê Văn
2- họ Nguyễn ( 3 nhánh Đức- Hữu- Như)
3- họ Trần
4- họ Lê Ngọc
5- họ Nguyễn (Nguyễn Đức)
6- họ Nguyễn (Nguyễn Hữu)
Nguyên Ngài thỉ tổ họ Lê (4) tên Lê Đức, người Thanh Hóa (chưa rỏ huyện, xã nào?) đến làng Vĩnh Hưng (Hưng Nhơn) lập nghiệp (chưa rỏ thời gian ?) con cháu truyền đến đầu thế kĩ 21 được 21 đời .
Nếu như theo cách tính hiện nay của các nhà gia phả học: mỗi đời cách nhau 25 năm, thì Ngài Lê Đức dừng chân tại mãnh đất làng Hưng Nhơn ngày nay; trên dưới 500 năm?
Tộc phổ do binh lửa thất lạc, năm 1890 Thành Thái thứ 2, các vị tiền bối trong tộc (đời 15, 16) chỉ ghi chép lại được từ các Ngài đời thứ 12 trở về sau, còn các tổ từ đời 11 trở lên thì không rỏ và mộ chí cũng như vậy!
ĐỜI THỨ 12- ĐỆ NHỨT LANG
Ngài Đội trưởng- Lê Đức Toản
隊長- 黎 德 纘
Là con thứ: không rỏ
Ngày sinh: không rỏ
Thụy hiệu: Ngài cao...Cao tổ
Hưởng thọ: không rỏ
Ngày mất: 20 tháng giêng
Nơi an táng: Song táng,cồn ông Ngò (cận ông Ngò thứ 3, xứ điền) tọa tây nam- đông bắc .
Sự nghiệp, công đức, ghi chú :
Gia phả chỉ ghi: Ngài chức danh đội trưởng 隊長 , có 2 vợ và 8 người con.
*Bà chính: Nguyễn thị Đàng (không ghi lai lịch)
kỵ ngày: 02/08 không mộ chí.
Sinh hạ:
1/ Ông Phước : Không truyền, không mộ chí, không ngày kỵ?
*Bà thứ: Nguyễn thị Kỳ (không ghi lai lịch)
kỵ ngày: 08/08 không mộ chí
Sinh hạ:
2/Bà Thị Phận
Kỵ ngày: 16/10
Lai lịch: Lấy chồng nhà vua không con??? Không mộ chí???
3/Ông Thiệu: Chức quan - Hiệp Quản
kỵ ngày: 21/06 (Sinh ra dòng Ông Đinh đời thứ 18)
4/Bà Thị Nguyên: Lấy chồng người làng An Thơ
5/Ông Thống: Chức quan- Chưởng Vệ
kỵ ngày: 03/08 (Sinh ra dòng Ông Toại đời thứ 18-Tộc trưởng hiện nay 2012)
6/Bà Thị Toàn: Không chồng
kỵ ngày: 02/12
7/Ngọc Sàm: Không truyền, không mộ chí
kỵ ngày : 04/01
8/Ngọc Hóa: Không truyền, không mộ chí.
kỵ ngày: …?
* Dựa theo gia phả họ Nguyễn Đức-Trung chi; Ngài Đặc tấn phụ quốc tướng thần Lăng sơn tử (Triều chúa Nguyễn- nữa cuối thế kĩ 18 - từ 1750…) sinh hạ 02 Ngài:
• Tiền triều hộ bộ thượng thư Tuyết Quang Hầu (dân làng tục gọi già Ông)
• Chánh Trực Hầu (tục gọi già Cha, lăng mộ đen ở cồn mộ đổng)
Dân làng gọi như thế, theo suy đoán đó là từ diễn nôm- Lão gia & Lão gia gia!) vì họ nhớ công ơn 02 Ngài có công nuôi làng 03 tháng thoát khỏi nạn đói khủng khiếp 1775-1776).
Đại Nam thực lục tiền biên quyển I ghi:
”Có người chết ngoài đồng,trong nhà có người ăn thịt lẫn nhau"
Ngài Đặc tấn phụ quốc tướng thần Lăng sơn tử có nhiều con gái trong gia phả tộc ghi:
• Nguyễn thị Xuân gã cho Lê Đức Xuân người trong làng? (Trong làng có 2 họ Lê Văn & Lê Ngọc (Trước 1954 là Lê Đức) Vậy Ông Lê Đức Xuân người trong làng là ai?) (Sau này tìm được tung tích nhánh này nơi họ Nguyễn (5).
• Nguyễn thị Cờ (tức Kỳ) gã cho Lê Đức Toản người trong làng sinh Đức Thiệu- Đức Thống.
Gia phả chép thời kỳ này họ Lê Đức thôn Vĩnh Hưng chỉ có còn tam lang.
Đệ nhất lang: Ngài Toản cao cao tổ nhánh ông Toại (đời 18)tộc trưởng hiện nay.
Đệ nhị lang: Ngài Tự cao cao tổ nhánh ông Phụng (đời17).
Đệ tam lang: Ngài Tạo cao cao tổ nhánh lập họ Lê Văn-Phước Tích (con cháu Ngài ngụ cư Phước tích gần 100 năm mới được nhập làng chính thức.(Trích web http://www.phuoctich.vn/vi-VN/Lang-Di-San.aspx?id=21
“Việc nhập làng của 2 họ này phải trải qua một thời gian phấn đấu, có công xung phong đi lính cho làng,nạp đủ thuế đinh, thuế điền; chấp hành tốt quy ước , luật lệ của làng…”)
Gia phả không ghi năm sinh của ông ,theo tra cứu: Cháu nội ông, đời 14 ông Lê Đức Thân (ông cố của ông Vân(17) là Chánh cửu phẩm Gia định thành từ 1836~1856.
Lấy vợ thứ là bà Hoàng thị Giàu người thôn Phúc Tú (nay là chợ Bến Lức) sinh con :Lê Đức Thích (Mậu tuất-1838)
Vậy ông Thân có thể sinh năm 1812 Nhâm Thân (Gia Long thập nhất niên).ông Thân là con thứ 3 của ông Thống(13) (Hùng uy tướng quân-Chưởng vệ).ông Thống là con thứ 5 của ông Toản,vậy ông Toản sẽ lớn hơn ông Thân khoản 50 tuổi, như thế ông Toản có thể sinh khoảng giữa thế kĩ 18 (Tức khoản từ 1750~1755)
Như vậy lúc các anh vợ của ông là Già ông, Già cha (Nhị Hầu - Hộ bộ thượng thư) nuôi làng năm đói 1775-1776 (Nuôi cả làng suốt 3 tháng), Lúc ấy ông khoảng 20~25 tuổi (Đã theo quân ngũ chưa?).Thời kỳ này xã hội ở nơi đây rất phức tạp, Chúa Nguyễn suy yếu, quyền thần Trương Phúc Loan chuyên quyền bức hại nhân dân sưu cao thuế nặng. Dân Thuận Hóa oằn mình dưới thiên tai, địch họa, cường quyền...1776 chúa Trịnh cử Đại tướng Hoàng Ngũ Phúc chiếm được Phú Xuân- Huế, 10 năm sau , 1786 Nguyễn Huệ đánh tan quân Trịnh (nhờ công tham mưu của Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh) đoạt lấy Phú Xuân-Huế…Trích web http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=1bb574a75f7a896a
Mâu thuẫn của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ngày càng lớn. Vua Tây Sơn vốn không có ý đánh ra Bắc Hà,[29] chỉ muốn chiếm Nam Hà;[30] việc Huệ đánh Bắc Hà là trái ý Nguyễn Nhạc, lại thấy Nguyễn Huệ ở Bắc Hà lâu quá sau khi thắng nên Nguyễn Nhạc đâm ra lo sợ vì khó kiềm chế được Nguyễn Huệ.Nguyễn Nhạc tuyển một đội lính hộ tống đi ra Bắc và đòi Nguyễn Huệ về. Dù chính Nguyễn Huệ đã ra tận ngoài cửa ô tiếp đón,[31] cả hai cùng đi triều kiến vua Lê rồi về Nam[29] nhưng Nguyễn Nhạc vẫn chưa bằng lòng.Tới Phú Xuân, Nguyễn Huệ ở lại còn Nguyễn Nhạc trở về Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc đưa ra nhiều đòi hỏi tỏ uy quyền mà Nguyễn Huệ từ chối: bắt Nguyễn Huệ đi chầu, nộp chiến lợi phẩm và nộp đất Quảng Nam..[31]Nguyễn Huệ tỏ ra chống đối Nguyễn Nhạc và binh lính lại rất trung thành với ông.[30]Nguyễn Nhạc phẫn chí, giết công thần Nguyễn Thung, hiếp vợ Nguyễn Huệ.[31][30]Nguyễn Huệ chiếm nốt kho vàng của Tây Sơn ở Quy Nhơn để vận hành chiến tranh, thế là chiến tranh xảy ra.[32]Nguyễn Huệ đánh nhau với Nguyễn Nhạc trong vài tháng đầu năm 1787, ông tổng động viên chừng 6 vạn tới 10 vạn quân.[32] Họ đánh nhau dữ dội và sau đó Nguyễn Huệ tiến đến vây thành Quy Nhơn, đắp thành đất, bắn đại bác vào thành.Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải vào đền thờ cha mẹ khóc rồi kêu Đặng Văn Chân từ Gia Định về cứu nhưng quân Đặng Văn Chân tới nơi lại bị Nguyễn Huệ đánh tan, buộc Đặng Văn Chân phải tới hàng.[33] Tuy quân của Nguyễn Huệ trong các cuộc công thành thương vong đến phân nửa[33] nhưng tình thế buộc Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành khóc xin em "Nỡ lòng nào mà nồi da xáo thịt như thế".[34] Nguyễn Huệ nể tình anh em, thôi hãm thành và bằng lòng giảng hòa với vua anh, rồi rút về Thuận Hóa[34]Hoàn cảnh đất Thuận Hóa lúc ấy như dầu sôi lửa bỏng,bao nhiêu tài lực,nhân lực điều bị cuốn trôi vào các cuộc chiến tranh dành quyền,đoạt vị tàn khốc:“Đầu năm 1787, ông(Nguyễn Huệ) tổng động viên chừng 6 vạn tới 10 vạn quân”.Toàn bộ tráng đinh từ 18 đến 60 đất Thuận Hóa bị lùa vào cơn lốc chiến tranh…”Trong làng chỉ còn đàn bà ,trẻ em và người già yếu…Đồng ruộng xơ xác…”
Lúc ấy gia đình Ngài Đội trưởng Toản thế nào (?)
Lăng mộ ngài Đội Trưởng Toản nằm trên một gò cao - Cồn ông Ngò. Trùng tu 2012
• Trưởng nữ của Ngài là bà Phận (kỵ ngày 16/10-Lấy chồng nhà vua không con? Không mộ chí?)
“Đưa con vô nội" là câu nói người Huế với hàm ý như đã "mất con rồi" Như vậy ngày kỵ của Bà chính là ngày Bà nhập cung (có thể Bà mất trong cung cấm nên không có mộ chí), Bà là con của một Đội trưởng quân đội thời ly loạn, thế sao lại được tiến cung,và cung của vua chúa nào?...
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét