Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Lần theo dấu chân người xưa! ( 34)

con hói quê tôi- ảnh photo Khoa

Trích: (Ô lâu, dòng sông quê hương (tt))

...Chuẩn y lời tâu rằng: Địa phận Xã Vĩnh Hưng, Tổng An Thư, huyện Hải Lăng, nguyên có dòng nước kênh, trước đã khơi đào lấy nước vào ruộng, lâu năm úng tắc, cần khơi đào để tiện thoát nước lấy nước.


Và suốt các mục liên quan đến nạo vét, đào sông thời Gia Long- Minh Mạng , dinh Quảng Trị chỉ có đào và nạo vét sông Vĩnh Định nhằm thông thủy bộ từ kinh thành qua phá Tam Giang, vào Ô Lâu , Vĩnh Định để đến Quảng Trị, chưa thấy tài liệu đào sông Ô Lâu, duy chỉ có chỉ dụ Gia Long 16 (1817) cho nạo vét hói tiền giang của làng Vĩnh Hưng (Hưng Nhơn) mà thôi (?)…
.
Trong tư liệu gia phổ một họ ở làng Hưng Nhơn có ghi: 
....Đời sau con cháu trong họ thấy địa thế từ đường không được quang ánh nên đã dời đến tọa lạc trung tâm vị thế : Đông giáp Nguyễn Tạo, tây giáp tiểu lộ, nam giáp sông đào, bắc giáp nhà ông Quảng Thắm....(Sao y bản chữ Hán)

Và trang khác có chép công trạng của một ngài tổ đời thứ 6,
nguyên văn: Tự Đức ngũ niên nhâm tí thập nhứt nguyệt 
bổn xã cấu tạo Văn miếu, (Ngài) cúng tiền 300 quan, bát niên ất mão nhị nguyệt bổn xã tu tạo Thạch miếu chư vị cúng tiền 100 quan..."
Như vậy theo như tài liệu của gia phả trên thì con hói làng ta là con sông đào, và Văn Miếu được xây dựng vào tháng 11 năm 1852 (nhâm tí). Thạch miếu (?) (miếu đá- có phải là Võ miếu?) xây dựng từ trước, đến tháng 02 năm 1854 (ất mão) thì được sửa chữa!....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét