Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

NGƯỜI XƯA ĐÂU TÁ?

CÁC BÔ LÃO LÀNG HƯNG NHƠN (Khoảng cuối thập niên 196X)
Thứ hai từ trái sang: Ôn cửu Kiến
Thứ nhất bên phải: Ôn cai Bảo, kế bên hình như Ôn cửu Khản ( ôn của photo Khoa)
Các cụ còn lại xin nhờ chỉ điểm ...

TRAO ĐỔI GIỬA BLOGGER VÀ BẠN ĐỌC.
*Tôi thấy khi định nghĩa : Kẻ=giáo họ là không hợp lý. Kẻ có nghĩa rất thuần Việt, có từ xa xưa, khi mà Công giáo chưa nhập vào Việt Nam. Theo tôi, Kẻ ở đây đầu tiên có nghĩa là chỉ người ở vùng này, vùng nọ, sau thành ra để chỉ địa danh, một đơn vị hành chính có nghĩa ước lượng : một thôn, một xã, một vùng dân cư, VD : Xưa người dân Thăng Long người ta còn gọi là kẻ Chợ ... Tôi hiểu người viết bài này chắc là người Công giáo, có gốc họ Trần phái Công ở làng Hưng Nhơn chăng ? Mong được thông tin từ Qúy Tiền bối. Một người kẻ Vịnh về Cái Vịnh hay Kẻ Vĩnh?
Làng Hưng Nhơn
vào 02/11/2010

*Xin cho hỏi chủ nhân của trang blog này là của ai vậy"? có thể cho mình biết tên và có bà con gì trong làng hưng nhơn với ai được không? 
 
*Kính thưa bạn Hưng Nhơn – Cái Vịnh Quê Mình, Tôi đã ghé trăm trang nhà (blog) của bạn. Nhận thấy bạn đã tìm hiểu và nghiên cứu về chữ KẺ có tính lịch sử tương đối đầy đủ. Theo tôi, chữ KẺ có nghĩa là một người hoặc một nhóm người, cũng như tư liệu trong blog của bạn vậy:“Có thể hiểu từ kẻ ở đây chỉ một cụm dân cư sống trên một địa bàn cụ thể. Thí dụ, Kẻ Noi = Người (ở làng) Noi; Kẻ Mọc = Người (ở làng) Mọc; Kẻ Bưởi = Người (ở làng) Bưởi... Để đơn giản, người ta hiểu: Kẻ Noi = làng Noi; Kẻ Mọc = làng Mọc; Kẻ Bưởi = làng Bưởi... Như vậy, ở đây Kẻ được đồng nhất với làng”(trích trong: http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/2011/09/ve-tu-ke-trong-ten-cac-giao-ho-cong.html) Qua tìm hiểu của tôi thì chữ KẺ mặc dù được hiểu theo nghĩa trên, luôn luôn chỉ đứng trước một từ (ví dụ: Kẻ Văn, KẺ Diên, Kẻ Vịnh, Kẻ Bàng… chứ chưa bao giờ gặp là Kẻ Văn Quỹ, KẺ Diên Sanh hay là Kẻ gì gì khác) nhưng khi gọi riêng cho một người một cá nhân thì lại có đứng trước hai từ: Kẻ phản bội, kẻ tả đạo, kẻ vô ơn, kẻ anh hùng... Theo thiển nghĩ của tôi  về Truy tìm từ Kẻ trong Kẻ Vĩnh!
Nguyễn Bá Văn- Văn Quỷ http://nguyenbavan.blogspot.com/
Vào 07/03/2012 

*Xin mạo muội: Bài viết mang tính lịch sử nếu ghi chú thêm nguồn tư liệu hoặc căn cứ trích dẫn sẽ tăng thêm giá trị lịch sử của bài viết. Rất mong đước sớm đọc thêm phần tiếp theo. về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA! (tt 12)
Nặc danh
Vào 10/4/2012
Trả lờiXin trân trọng và mong nhận được nhiều góp ý, bổ sung ! về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA! (tt 12)
́́́́́́
́́́́*Bác Quốc ơi, sao bác xóa nhận xét rất tình người của cháu mà bác không hỏi ý kiến! Nói vui vậy thôi, chứ bác hỏi cũng tốt, không hỏi cũng không sao. Xin chủ nhân blog quan tâm mục đích của blog mình nha. Cám ơn blog Hưng Nhơn làm cho cháu gần gũi với làng quê, ghé thăm blog tưởng chừng như ghé thăm làng mình, giúp cháu vơi đi nỗi nhớ làng trong những tháng ngày bận rộn lo toan kế sinh nhai. về Quê hương là gì hả mẹ?
Nặc danh
Vào 27/4/2012
Trả lời: Chào bạn! Blog này lập nên với hoài bảo tìm hiểu quê hương, với tin thần cầu thị, mong được nhiều góp ý, chỉ bảo...Nhằm có thêm nhiều thông tin về quê cha đất tổ...Kiến thức nông cạn, nhiều sơ xuất; Cho nên không ngại đón nhận những ý kiến khen, chê! Nhưng để đưa lên cho mọi người đọc, thiết nghỉ bản thân càng cố gắng trong từng câu chử; Và từng bài đưa lên của Blog này, những mong mọi người đọc đều thấy nhẹ nhàng! Chúc bạn vui! Mong bạn luôn ghé thăm và góp ý, chỉ giáo. Chân thành cảm ơn! (Có thể biết danh tánh của bạn không?) về Quê hương là gì hả mẹ?

́́*Xin Cám ơn cụ Nguyễn Thanh Xuân và bác Quốc đã cung cấp, trao đổi thông tin liên quan về các nhân vật nỗi tiếng của làng như cụ Trần Văn Lý. Thế hệ như cháu chỉ được nghe lời kể của người lớn, đọc một vài tài liệu, nhật ký cũng không đầy đủ và sinh động lắm. - Rất thú vị, thực tình khi chưa đọc những lời kể này cháu nhìn nhận từ tiên chỉ đơn giãn hơn nhưng khi đọc cháu thấy có những thú vị phát sinh xin được lạm bàn. - Cháu băn khoăn khi đọc, tra cứu về định nghĩa tiên chỉ đối chiếu với việc hoặc xác định tiên chỉ. - Tiên chỉ là người có chức vị cao nhất về mặt tế lễ, hương ẩm ở trong dân làng. Như vậy tiên được xác định bởi hương ước hay do dân làng vinh danh, hay theo quy định của bộ máy quản lý hành chính thời bấy giờ. - Xin bác Quốc vui lòng đề cập rỏ hơn về tiên chỉ. Thực tế ở làng mình thời bấy giờ công việc tiên chỉ thường làm những gì? Biết thêm những điều này sẽ rất bổ ích và thú vị. - Xin cám ơn cụ Thanh Xuân và bác Quốc. về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt 15)
Nặc danh
́́́́́́́̃̃Vào 28/4/2012
Trả lời : Cảm ơn bạn đã ghé thăm và góp ý! Mong bạn ghé thường xuyên và bổ sung thêm tư liệu về quê mình. Nếu có thể bạn cho biết tên để tiện xưng hô; Làng ta thành lập gần 500 năm- Gần 20 thế hệ, các cuộc hôn nhân luôn diển ra giửa các họ trong làng... Cho nên nếu bạn là người làng Hưng Nhơn thì theo thiển ý của tôi, chúng ta cũng có một số liên hệ máu huyết! Có phải đúng vậy không bạn? Vấn đề bạn nêu tôi xin được phép sẻ trả lời sau, chúc bạn khoẻ! Hẹn hồi âm. về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt 15

́*Thưa cụ Thanh Xuân và bác Quốc. Bài viết có nêu: Chưa rỏ cụ Trần Văn Lý học ở đâu (trường Hậu bổ Huế hay sau này là trường Pháp chính Đông Dương?...) Khi tình cờ nghe người lớn kể rồi đọc một tư liệu nói rất ít về trường Hậu bổ Huế, cháu mạo muội trích góp thêm ý kiến nhỏ, nếu không hợp lý xin bỏ qua cho. - Trường Hậu bổ Huế được thành lập vào năm 1911 để bổ túc kiến thức cho sỉ tử nhà Nguyễn đã đỗ cử nhân nhưng phải học thêm 3 năm về phép hành chính, trường giải thể năm 1917 và thay thế bằng Trường Pháp chính Đông Dương. Có một, hai cụ học Khoá Hậu bổ sau cùng quê tại Xã Phong Hoà huyện Phong Điền, Huyện Triệu Phong. Tại Huế cũng có nhiều cụ hơn, có cụ rất thọ ở An Cựu thân sinh của 1 giáo sư trường Quốc Học Huế mất cách đây chừng hơn 15 năm. Xét về năm sinh người em gái của cụ và một số thông tin truyền khẩu thì có thể tạm suy đoán cụ Trần Văn Lý hình như không học trường Hậu Bổ. Xin phép được ghi một vài ý, có gì sơ suất vui lòng bỏ qua cho cháu. Kính mong được đọc những bài viết về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA! (tt 13)
Nặc danh
Vào 28/4/2012

*Kính gởi bác Quốc. Cám ơn bác đã nhiệt tình hồi âm cho cháu. Cháu là NT Hạnh Phúc. Từ nhỏ theo mẹ làm ăn,sinh sống xa,thỉnh thoảng có dịp về thăm làng thiệt vui, cảm nhận như ai cũng bà con, chú bác, dì dượng, cậu mợ, anh chị ôn,mụ... (vai cháu ở làng nhỏ lắm). Hôm nay lễ, được nghĩ nên có thời gian ngồi quán net quên cả giờ giấc.Cháu thường hay tranh thủ đến quán net hoặc nhờ máy của mấy chú gần nhà, mấy đứa bạn lên net. Trước đây mê quán net vì thích game, nhưng thương mẹ nên bỏ game và ngược lại hay tìm đọc các trang về Huế, Quàng trị. Học ít nhưng mê đọc lịch sử. Hên hơn nữa, gần đây tình cờ vô trang Hưng Nhơn Kẻ Vịnh sướng vô cùng. Nay thì cứ đến quán net là vô trang của bác, vừa sướng, vừa mê vừa thấy ấm bụng, miệt mài đọc, đọc lui đọc tới hoài và ngồi tới khuya quên giờ. Nhờ vậy mà tập cho cháu đọc để mở mang thêm trí óc. KHi mô thuận tiện có dịp ghé BH cháu sẽ xin địa chỉ đến gặp thăm bác và trao đổi nhiều để bác cháu chúng mình hiều nhau hơn. Cám ơn bác. về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt 15)
Hạnh Phúc
Vào 29/4/2012
Trả lời :Cảm ơn bạn đã ghé thăm và quan tâm chia sẻ! Mong được trao đổi thường xuyên với bạn, chân thành cảm ơn! Hẹn hồi âm. vềLẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA! (tt 13)

*Xin cám ơn bài viết này của cụ Nguyễn Thanh Xuân. Trí nhớ, diễn đạt, phân tích, nhận xét uyên thâm của cụ cộng với cảm xúc, tình cảm của cụ trong bài viết hết sức bổ ích cho tuổi nhỏ các cháu. Kính chúc cụ nhiều sức khoẻ để có thêm nhiều bài viết giúp chúng cháu hiểu thêm, yêu hơn làng quê. Cám ơn bác Quốc chủ nhân blog đã đăng tải, chuyển tải bài của cụ Xuân đến cới các cháu,bà con, bạn bè thân hửu, những người yêu làng quê đọc và tìm hiểu. Kính Cháu Hạnh Phúc. về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt16)
Hạnh Phúc
Vào 29/4/2012
*Xin cám ơn cụ Nguyễn Thanh Xuân, cháu rất xúc động khi đọc phần "Bị bắt lần thứ hai". Xúc động nhất cụ nói về mẹ rất ít nhưng tình cảm của cụ với mẹ như cả một bầu trời, "...tịch thu toàn bộ những gì tôi có trong đó có tấm hình mẹ tôi.Tấm hình mẹ tôi tách từ tấm căn cước trao cho tôi khi đi tập kết. Tôi xin mãi họ vẫn không cho". Nếu cụ cho phép cháu được mạo muội phát biểu ý kiến, bày tỏ lòng mình, cháu xin thưa đó chính là điểm nhấn của lời tự bạch, điểm nhấn của cuộc đời. Kính về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt 19)
Hạnh Phúc
Vào 15/5/2012
Trả lời : Cảm ơn đã quan tâm theo dõi! Mong được trao đổi nhiều! về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt 19)
Trả lời  của ôn Xuân: Tôi Nhờ HNCV chuyển lời cám ơn của tôi đến người ẩn dành đã dành cho tôi những lời thương cảm chân thành. Lần nữa xin cám ơn! Theo tôi, bạn ẩn danh thông cảm! Muốn biết "trích ngang của bạn" để ta vui vẻ v.v...Gọi tôi bằng Cụ, chắc bạn nhỏ tuổi hơn tôi. Chúng ta là bạn vong niên. 84 tuổi nhưng tôi đang ham chơi, ham học trẻ, .tuy quĩ thời gian còn ...dài dài... Thanh Xuân về LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt 19)
Như Xuân
Vào 16/5/2012
Nhân đọc bài: LẦN THEO DẤU CHÂN NGƯỜI XƯA (tt 14)
Thân gửi Chủ nhân Blog Quê Mẹ:
Vui mừng cám ơn đã cung cấp tài liệu quý mà lâu nay rất thích biết đó là nhân vật lịch sử Trần Văn Lý, người làng. Người mà cung cấp tư liệu cho Chủ nhân blog là hiện đang sống ở Huế. Những phán đoán người Họ Trần, những hiểu biết nêu trong tư liệu phải có trình độ, có kiến thức và tuổi tác cũng phải từ 92 đên 96 tuổi v.v… và tôi nhớ một lần về quê đã gặp, người thấp mập da trắng và ấn tượng rằng khác với ông anh ruột cao và xương xương. Nhớ vậy là chỉ có Trần Công Toản, em ruột Trần Công Phiên con ông Chánh Cử. Nếu đúng thì trong tôi có độ tin cậy cao hơn.Nếu không đúng thì cũng chẳng sao. Riêng cá nhân tôi đọc những tư liệu loại này cần biết tác giả để cám ơn và có thể được cùng đàm đạo.
   Năm 1968 ở Bắc tôi có biết ông Lý có trong liên danh ứng cử Tổng thống (ứng với cương vị phó chứ không trưởng) phó đã giỏi trưởng thì quá tài.
    Trước 1945 đã làm Tổng Đốc 3 tỉnh (tôi được nghe và tư liệu đã trùng ý nhau). Năm 1947 làm tỉnh trưởng Hà tĩnh thì không đúng vì từ năm 1945 Thanh Nghệ Tịnh là vùng Pháp không chiếm đóng, là vùng giải phóng, không có tổ chức Chính quyền Bảo Đại.Tác giả đang tiếp …Lúc này ông Lý còn sung sức cả thế và lực sao lai sang Pháp và mất 1970 ở độ tuổi 65 !!??.
    Tôi có ra đất “thánh” xem mộ mụ Thừa và thắc mắc sao chỉ ghi tên con là Trân Văn Trinh mà không thấy tên ông Trần văn Lý.
    Theo lời dì tôi kể thì mụ Thừa hiền lành lại thương người Người làm hàng xáo thích vào mua lúa bởi có mụ Thừa thường bảo người nhà bán rẻ chút để họ có tí tấm cám
     Ông Trần Văn Trinh thì năm 1948 đang ở Hưng nhơn. Nhà thờ đạo Kẻ Vịnh, ông chất lúa trong bao tải xếp kín chung quanh tường nhà thờ. Ban đêm giáo dân đến ngủ nhờ trong nhà thờ để tránh ca nông từ Mĩ chánh bắn về. Tôi nhớ kĩ vì có chuyện chú Lào (người ở đầy tớ suốt đời cho ông Trinh) kể với tôi được cậuTrinh cho uống cà phê (đắng nhưng ngọt và ngon). Dắt 7con trâu đạp lúa đến sáng mà không buồn ngủ . Chú cười có vẻ sướng lắm! Đến năm 1950 không thấy ông về nhà nữa,nhà cửa bỏ hoang! Đến năm 1952 làng ta dỡ nhà ngang của ông Trinh về làm hầm núp ca nông tại bến Ngã Ba. Hầm to rộng cao một lúc chứa mấy chục người.
    Còn chuyện Lê Văn Huề (có phải em Khuê (đã mất), em Bích không?) nói đám mụ Thừa mà bị ông Trinh quất roi thì nhớ hơi quá đáng. Tôi không bênh ông Trinh nhưng ông mắc đám tang mẹ, nỡ nào cầm roi quất trẻ con, mặc khác cả làng lo cho ông, sức mấy ông làm việc đó. Tôi nói thêm tí cho vui thôi. Cám ơn tác giả, cám ơn chủ nhân blog. Lần nữa xin được biết quý danh tác giả. (???)

1 nhận xét:

  1. Đoán Đại => Nhìn ra được mấy ôn luôn mà khôn biết phải khôn nữa: mà mừng chi ảnh ni cách đây 30 năm ghê rứa chú , chưa tới mô, chú thử xác minh coai lại thử coai!

    - Ôn cao cao đứng ở giữa gần cái cột là Ôn Số: còn sống:
    - Ôn mà hai tay chụm lại phía trước là: haha hình như là Ôn nội cháu đó chú ( mà hình mờ quá)
    - Sau lưng phía tay trái hình như là ôn Tao thì phài.
    - Ôn thứ 2 tình từ trái qua khôn kể hàng mô hết là Ôm Em ( cũng có thể là ba của ôn Em vì thấy giống quá, chứ tính 30 năm trước mừng chi mà ôn em được mang ao ni hi.)
    - Ôn dầu hoái đứng phía sau hình như là Ôn Vân
    - Thôi khôn dòm nữa noái sai làng phạt. hi

    Trả lờiXóa